Một làn bùn cát được nhìn thấy qua một cảnh quay trên bãi biển Christies Beach vào tuần giữa tháng Một vừa qua. (Ảnh: abc.net.au)
NAM ÚC - Cơ quan Bảo vệ Môi sinh – EPA - mới đây đã ra lệnh ngừng thi công bờ kè chắc nước biển ở phía nam Adelaide sau khi một làn bùn cát phun trào vào một công viên biển.
Bờ kè ở bãi biển Christies Beach đang được xây cao lên như một phần của dự án Đường mòn cơ sở Witton Bluff nhằm bảo vệ các vách đá khỏi bị xói mòn để chuẩn bị khi mực nước biển dâng cao theo các tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhưng vào trung tuần tháng Một vừa qua, một làn bùn đất khổng lồ đã được nhìn thấy trải dài trên Bãi biển Christies và trên một rạn san hô ở đầu phía nam, khiến cư dân địa phương lo lắng rằng nó có thể làm ngạt thở tảo sống ở rạn san hô.
Bờ kè biển trải dài khoảng 380 mét ở phía bắc Witton Bluff tại Bãi biển Christies. (ABC Radio Adelaide: Malcolm Sutton)
Phát ngôn viên của Cơ quan Bảo vệ Môi Sinh - EPA - cho biết, "Cơ Quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) yêu cầu nhà thầu ngừng thi công ngay khi sự cố được báo cáo",
"EPA đã được thông báo vào cùng ngày rằng các công trình dưới nước đã dừng thi công.”
"EPA đã tiến hành kiểm tra khu vực tiếp theo vào ngày 15 tháng Một năm 2025 để xác nhận rằng không có tác động nào khác đến chất lượng nước xảy ra nữa".
Công việc xây bờ kè đã được tiếp tục vào một tuần sau đó.
Bờ kè chắn nước biển đang được nâng cao hơn để ngăn các vách đá khỏi bị xói mòn khi mực nước biển dâng cao. (ABC Radio Adelaide: Malcolm Sutton)
Độ đục của nước biển bị tăng lên là do sự trôi chảy của bùn cát trong lúc thực hiện công việc xây thêm cao bờ kè chắn nước biển, cùng với, con đường của nó chưa được trán nhựa mà đã được nêu ra trong báo cáo điều tra năm 2021 của Ban Bảo vệ Bờ biển - Coast Protection Board - là một trong những tác động gián tiếp tiềm ẩn của dự án nâng cao bờ kè chắn nước biển.
Báo cáo trên cho biết việc khai triển chế độ giám sát "để tăng cường các biện pháp xây dựng nghiêm ngặt" có thể bảo đảm sẽ có các hành động khắc phục ngay lập tức được thi hành nếu tác hại tiềm ẩn đối với môi sinh trở nên rõ ràng.
Phát ngôn viên của Cơ Quan Bảo Vệ Môi sinh (EPA) cho biết, "Trong các cuộc thảo luận với các nhà thầu và Hội đồng Thành phố Onkaparinga, cơ quan EPA đã được thông báo rằng một lớp đất bùn đã bất ngờ được phát hiện trong lúc công trình đang thi công".
"Một làn nước bùn cát đã phun ra môi trường biển và có khả năng sẽ tiếp tục lơ lửng tron làn nước biển cùng với các cơn gió thổi và các con sóng biển trong vài ngày đến vài tuần.”
"Cơ quan Bảo vệ Môi sinh - EPA - đã làm việc với Bộ Môi trường và Nước, và với Văn phòng Bảo vệ Bờ biển - Water's Coast Unit liên quan đến việc quản lý hậu quả của sự cố này."
Hình ảnh loài cá mập Port Jackson đang giao phối trên rạn san hô tại Bãi biển Christies. (Ảnh: Được cung cấp bởi Patrick Burke – abc.net.au)
Một môi trường trọng yếu của sinh vật biển
Giáo sư Charlie Huveneers, làm việc tại phân khoa Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Flinders - Flinders University College of Science and Engineering - cho biết hoạt động giám sát âm thanh trong hai năm qua, cũng như các cuộc khảo sát bằng máy bay không người lái, đã chỉ ra rằng rạn san hô là một địa điểm trọng yếu đối với loài cá mập Port Jackson (Port Jackson shark) và cá đuối đại bàng phương Nam (southern eagle ray).
Ông cho biết, "Loài cá mập Port Jackson sử dụng địa điểm này quanh năm, ưa thích khu vực gần bờ kè biển và đã được quan sát thấy giao phối trong phạm vi vài mét tính từ kè biển".
"Rạn san hô Horseshoe gần đó là nơi đẻ trứng của cá mập Port Jackson với hàng trăm ổ trứng được đẻ ở đó mỗi năm."
Phát ngôn viên của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) cho biết họ sẽ tiếp tục liên lạc với các nhà thầu xây dựng và hội đồng để bảo đảm "các biện pháp kiểm soát và giám sát cần thiết được thực hiện nhằm bảo đảm điều này không xảy ra nữa".
Phát ngôn viên này nói, "Một Kế hoạch quản lý chất lượng nước đang được các nhà thầu xây dựng thảo ra sau khi tham vấn với EPA và hội đồng".