Những người ủng hộ màu xanh lá cây và những người ủng hộ băng ghế dự bị ăn mừng sau cuộc bỏ phiếu về Dự luật Quyền Lãnh thổ trong phòng Thượng viện tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra, Thứ Năm, ngày 1 tháng 12 năm 2022. (Hình ảnh AAP/Mick Tsikas) KHÔNG CÓ LƯU TRỮ Nguồn: AAP / MICK TSIKAS/AAPIMAGE

 

AUSTRALIA - Lệnh cấm hợp pháp việc trợ tử tại các khu vực lãnh thổ Úc sau 25 hiệu lực thì nay đã được dỡ bỏ. Lệnh cấm này của chính phủ liên bang chỉ áp dụng với các vùng lãnh thổ còn các tiểu bang khác thì không. Điều này làm dấy lên các cuộc tranh luận về sự khác biệt trong quyền hành lập pháp giữa các hệ thống chính quyền trong cùng một quốc gia.

 

ACT sẽ bắt đầu tham vấn cộng đồng vào đầu năm tới về luật trợ tử tự nguyện sau khi quốc hội liên bang hủy bỏ lệnh cấm kéo dài một phần tư thế kỷ về việc hợp pháp hóa vấn đề này.

 

Tất cả các tiểu bang ở Úc đã hợp pháp hoạt đông hoặc sẽ có luật về nó vào năm 2023.

 

Các thượng nghị sĩ đã reo hò và ôm nhau khi Dự luật về Quyền của Lãnh thổ Territory Rights Bill được thông qua, với những người ủng hộ và đại diện chính trị từ A-C-T và Lãnh thổ phía Bắc đang quan sát từ phòng trưng bày dành công chúng tham quan.

 

Phó Chủ tịch Hội Luật sư Nhân quyền Úc - ALHR là Nicholas Stewart nói rằng các vùng lãnh thổ đã bị chi phối bởi quyền lực áp đảo của chính phủ liên bang.

"Hiến pháp của chúng tôi quy định rằng chính phủ Liên bang có quyền ban hành luật cho các vùng lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là khi các vùng lãnh thổ ban hành các luật có thể mâu thuẫn với chính phủ đương quyền, thì chính phủ đó có quyền bác bỏ những luật của lãnh thổ. Đó là những gì chúng ta đã thấy trong 25 năm qua. Và 25 năm trước, chính phủ liên bang đã ban hành rằng các vùng lãnh thổ không thể ban hành luật trợ tử."

 

Lệnh cấm hợp pháp hành động trợ tử được chính phủ liên bang đưa ra vào năm 1995 sau khi Lãnh thổ phía Bắc ra luật cho phép hợp pháp việc trợ tử và cũng là nơi đầu tiên tại Úc làm luật về vấn đề này.

 

Lệnh cấm của chính phủ liên bang đã vô hiệu hóa luật vừa ra của khu vực lãnh thổ khiến họ phải hủy bỏ.

 

Một trường hợp tương tự xảy ra khi chính phủ liên bang chặn A-C-T hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.

 

Ông Stewart nói rằng các vùng lãnh thổ không nên bị bỏ lại phía sau khi có một xu hướng pháp lý rõ ràng trên toàn quốc.

"Thực tế là tất cả các tiểu bang đã hợp pháp hóa trợ tử và các vùng lãnh thổ bị bỏ lại phía sau. Sẽ rất là khập khiễng nếu chính phủ liên bang không cho phép các vùng lãnh thổ đưa ra luật liên quan đến trợ tử trong khi mọi tiểu bang khác ở Úc đã lập pháp cho việc này. Và chỉ vì quyền lực của Liên bang trong việc đưa ra luật liên quan đến các vùng lãnh thổ khiến khu vực này trở thành những vùng cuối cùng ra luật về trợ tử."

 

Nhà triết học đạo đức người Úc và giáo sư Đạo đức Sinh học tại Đại học Princeton Peter Singer nói rằng cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa sự trợ tự cho người còn khả năng chọn lựa tự nguyện, không có khả năng chọn lựa và không tự nguyện (voluntary, non-voluntary and involuntary assisted dying).

"Thực sự có ba sự khác biệt giữa trợ tử tự nguyện, thụ động và không tự nguyện. Thế này, cái chết êm dịu tự nguyện hay trợ tử tự nguyện là những gì chúng ta đang nói về luật pháp ở Úc. Luật pháp mà tất cả các tiểu bang hiện nay đang có, để giúp người muốn được trợ tử thực hiện nguyện vọng của họ trong sự sự sáng suốt của họ. Họ phải trải qua nhiều thủ tục khác nhau, không phải ngay lập tức, họ không thể chỉ nói, Bác sĩ ơi, tôi muốn kết liễu cuộc đời mình và bác sĩ cho họ uống thuốc là xong. Không, họ phải khai báo, họ phải đợi một số ngày nhất định, sau đó trình bày lại những gì họ đang làm, đôi khi phải có bác sĩ thứ hai khám cho họ, vì vậy đó phải là quyết định hoàn toàn tự nguyện.”

 

Về non-voluntary euthanasia tức trợ tử thụ động đối với người không thể đưa ra quyết định, ông Singer giải thích.

"Trợ tử thụ động xảy ra với những người không có khả năng đưa ra sự đồng ý. Ví dụ, đó có thể là với một đứa trẻ sơ sinh mắc bệnh hiểm nghèo, có thể là trong vòng vài tháng chắc chắn đứa trẻ đó sẽ chết, và em bé đó sẽ phải chịu đựng đau đớn rất nhiều trong thời gian đó. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ sẽ rút các thiết bị hỗ trợ đang duy trì sự sống cho em bé. Và tôi coi đó là một hình thức không tự nguyện, nếu bạn muốn thì có thể gọi đó là cái chết êm dịu thụ động. Về mặt đạo đức, tôi không nghĩ rằng có sự khác biệt đáng kể của việc cho đứa trẻ đó thứ gì đó sẽ khiến chúng đi sớm hơn với ít đau khổ hơn. Vì vậy, đó là điều có thể được coi là non voluntary - Trợ tử thụ động."

 

Ông nói rằng trợ tử không tự nguyện để cái chết êm dịu trái với ý muốn của người có cuộc sống và đó là điều không được đề xuất và không bao giờ có.

 

Ông Singer nói bây giờ lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ, các nhà làm luật cần bắt đầu đặt ra những câu hỏi khó.

"Cũng có lý do tại sao mọi người phải chịu đựng quá mức mà họ tin rằng cuộc sống của họ không còn đáng sống nữa, khi tiên lượng y tế là sức khỏe của họ không thể hồi phục được nữa mà sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn và sẽ chết không lâu sau đó. Tôi nghĩ nhiều người đã thấy điều đó xảy ra với người thân lớn tuổi của họ, với ông bà hoặc cha mẹ của họ, tùy thuộc vào độ tuổi của từng người. Và nhiều người đã mong rằng cha tôi, hay mẹ tôi hay hay ông, bà tôi lẽ ra đã có một kết thúc yên ả an nhiên và đàng hoàng hơn là những gì mà họ đã chịu."

 

New South Wales là tiểu bang cuối cùng chấp nhận luật trợ tử vào tháng 5 năm nay, và Shayne Higson Tổng giám đốc điều hành của Die With Dignity Chết êm dịu nói rằng cải cách đã mang lại một chút nhẹ nhõm.

"Chúng tôi biết rằng có một số người ủng hộ trong cộng đồng hiện đang phải đối mặt với bệnh tật giai đoạn cuối. Và mặc dù họ phải đợi 12 tháng, nhưng họ hy vọng rằng luật sẽ có hiệu lực kịp thời để họ có thể ra đi thanh thản vào thời điểm họ lựa chọn, được bao quanh bởi những người thân yêu của họ. Vì vậy, mỗi ngày nếu bất kỳ khu vực tài phán nào trì hoãn các luật này, thì sẽ có thêm nhiều gia đình bị tổn thương khi chứng kiến người thân của mình qua đời trong đau đớn vật vã. Do vậy mà chúng tôi thực sự hài lòng khi chính phủ liên bang thông qua dự luật cho phép các vùng lãnh thổ khôi phục quyền quyền định."

 

Đây là nỗ lực thứ tư để đảo ngược lệnh cấm kéo dài suốt 25 năm qua và giờ họ đã thành công.