Từ trái sang phải: Dự án Ngura Ninti dẫn đầu Hiệu Phó hiệu Đại học Melbourne (Người bản địa) Giáo sư Barry Judd, Giáo sư Đại học La Trobe Katherine Ellinghaus và Giáo sư danh dự La Trobe Richard Broome. Nguồn: Cung cấp

 

 

Một dự án mới trị giá hàng triệu đô-la từ Đại học Melbourne và Đại học La Trobe đang biên soạn, về bộ phim tài liệu lịch sử lớn nhất từ trước đến nay của Úc, theo góc nhìn của người bản địa. ‘Ngura Ninti’ có nghĩa là 'biết nhà', là dự án đầu tiên thuộc loại này và nhằm mục đích thách thức sự hiểu biết chung về lịch sử Úc, vốn được kể qua lăng kính thuộc địa từ trước đến nay.

 

Người ta thường nói, lịch sử được viết bởi những người chiến thắng.

 

Thật vậy trong nhiều thế hệ, giáo dục và hiểu biết chung về lịch sử Úc đối với nhiều người, vừa hẹp về phạm vi vừa hạn chế trong việc đưa vào quan điểm của Người Thổ Dân.

 

Lịch sử và quá trình thuộc địa hóa của Úc và người dân bản địa thường được kể lại qua lăng kính thuộc địa, trong sách, nghệ thuật và tài liệu do các nhà sử học, không do người Thổ Dân biên soạn và hoàn thiện.

 

Hiện nay, một dự án mới đang được tiến hành tại Đại học Melbourne và Đại học La Trobe, đang hướng đến mục tiêu thay đổi điều đó.

 

 

Giáo sư Barry Judd, hậu duệ của người Pitjantjatjara ở tây bắc Nam Úc và là Phó hiệu trưởng phụ trách bản địa tại Đại học Melbourne, ông cũng là đồng lãnh đạo của dự án Ngura Ninti.

Ông nói, "Đây là một dự án cực kỳ quan trọng, vì nó hỏi người Thổ Dân và dân đảo Torres rằng, họ nghĩ gì về lịch sử và họ coi điều gì là quan trọng nhất, trong câu chuyện về nước Úc".
 

"Vì vậy, chúng tôi đang mở rộng ranh giới về lịch sử Úc là gì và nên là gì".
 

"Đây là một lịch sử tài liệu, nhưng chúng tôi đang tiến xa hơn việc chỉ đơn thuần quan tâm đến các bộ sưu tập lưu trữ và nghiên cứu các mảnh giấy để đưa vào các tài liệu, mà bản thân người bản địa có thể coi là quan trọng. Vì vậy các hiện vật, tác phẩm nghệ thuật, bản thân đất nước và những câu chuyện mà đất nước kể cho mọi người về quá khứ xa xưa của Úc”.

 

 

Ngura Ninti có nghĩa là 'biết nhà' và dự án trị giá hàng triệu đô la này là dự án đầu tiên thuộc loại này, biên soạn một bộ sưu tập 4 tập tài liệu quan trọng, kể về lịch sử Úc theo góc nhìn của người bản địa.

 

Giáo sư Barry Judd "Điều này có nghĩa là một cơ hội, để biên soạn một bộ sưu tập có ý nghĩa quốc gia và toàn cầu, trình bày lịch sử Úc theo góc nhìn của người bản địa".

"Tôi nghĩ rằng thật sai lầm khi nói về lịch sử và Thổ Dân, sự thật của 2 thế kỷ qua là sự thật chung".

"Nhưng cũng đúng khi nói rằng, lịch sử đó hầu như chưa bao giờ được kể theo góc nhìn của người bản địa và bộ sưu tập này sẽ làm được điều đó”.

 

Ông cho biết các biên tập viên khu vực, sẽ tham khảo ý kiến của cộng đồng người bản địa trong việc lựa chọn tài liệu, bảo đảm sự lãnh đạo và chỉ đạo của người Thổ Dân trong suốt tiến trình thực hiện.

 

Ông nói rằng đây là bộ sưu tập tài liệu, tập trung vào người bản địa lớn nhất từ trước đến nay

 

 

Trong khi đó Katherine Ellinghaus là Phó Giáo sư Lịch sử tại Đại học La Trobe và cũng là người đồng lãnh đạo dự án.

 

Giáo sư Katherine Ellinghaus nói, "Chúng tôi đã tập hợp một nhóm biên tập viên khu vực đáng kinh ngạc trải rộng trên bốn khu vực, đó là phía tây, trung tâm, đông bắc và đông nam, mỗi người trong số họ đều là những chuyên gia đáng kinh ngạc trong lãnh vực của mình".

"Họ là học giả từ nhiều lãnh vực khác nhau và cũng là một số giám tuyển trong địa hạt vực này".

"Họ có mạng lưới rộng lớn và kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng bản địa".

"Vì vậy, chúng tôi đang tiếp cận các mạng lưới của mình và của họ, để có thể tham khảo ý kiến của các cộng đồng trên khắp nước Úc, nhằm cố gắng xem loại tài liệu nào được định nghĩa rộng rãi, mà họ muốn đưa vào bộ sưu tập”.

 

Được biết các giám đốc của dự án hy vọng, bộ sưu tập cuối cùng sẽ được lưu giữ tại các trường học và thư viện trên khắp nước Úc, với các phiên bản thực tế và kỹ thuật số có sẵn, làm tài liệu cho học sinh, giáo chức và bất kỳ ai muốn học.

 

 

Giáo sư Ellinghaus cho biết, ưu tiên là cung cấp cho các trường học và khu vực có nhiều học sinh bản địa.

 

Katherine Ellinghaus nói, "Chúng tôi cũng đang nghĩ đến việc thực hiện những thứ như có thể là một ứng dụng, hoặc một số tài liệu giáo dục, để các giáo chức cảm thấy có đủ năng lực sử dụng trong lớp học".

"Chúng tôi thực sự hy vọng nó sẽ là một tài liệu phổ biến, một cách mới để hiểu lịch sử Úc được sử dụng ở khắp mọi nơi và trở thành một phần của sự hiểu biết thực sự tốt hơn, về lịch sử của chúng ta ở đất nước này và điều đó sẽ giúp chúng ta tiến lên như một quốc gia đoàn kết”.

 

 

Thế nhưng do nhiều tài liệu còn lại từ thời kỳ thuộc địa đầu tiên ở Úc do các sĩ quan, nhà thám hiểm và chính trị gia thuộc địa tạo ra, nên dự án nhấn mạnh rằng thuật ngữ 'tài liệu' được định nghĩa rộng rãi.

 

Giáo sư danh dự LaTrobe là Richard Broome, cũng là đồng lãnh đạo dự án.

 

Richard Broome nói, "Chúng tôi đang cố gắng có cái nhìn tổng quát về bản chất của một tài liệu, các nhà sử học thường nghĩ rằng tài liệu chỉ là những đoạn văn bản, mà họ tìm thấy trong các bộ sưu tập bản thảo, hoặc kho lưu trữ của chính phủ".

"Chúng tôi muốn các tài liệu trở thành tiếng nói của cộng đồng, chúng có thể là lịch sử truyền miệng và những thứ tương tự, hoặc thậm chí là tranh vẽ và tác phẩm nghệ thuật, để cộng đồng có phương tiện thể hiện những gì họ muốn nói về quá khứ của mình, theo cách của riêng họ và theo cách họ muốn làm".

"Vì vậy theo một ý nghĩa nào đó, chúng tôi đang cách mạng hóa những gì bạn nghĩ là một bộ sưu tập tài liệu trong lịch sử”.

 

Trong khi đó ông Richard Broome cho biết, các cuộc tham vấn cộng đồng nhằm mục đích trao lại quyền tự chủ đối với lịch sử Úc cho Người bản xứ Úc, để hiểu cách họ đã và đang bị ảnh hưởng, bởi các quyết định trong quá khứ như thế nào.

 

Richard Broome nói, "Chúng ta có thể cung cấp cho cộng đồng, một phần nhật ký của nhà thám hiểm có nội dung cụ thể về cộng đồng này và nói rằng, ‘Bạn nghĩ gì về điều đó’?, hoặc chúng ta có thể cung cấp cho họ một Đạo luật của Quốc hội, là một sự kiện trong quá khứ đã định hình nên kết quả và lịch sử của cộng đồng đó, rằng cộng đồng hiện nghĩ gì về điều đó và họ muốn nói gì về đạo luật của quốc hội này, đã được áp dụng cho họ?".

"Như vậy, điều này có cơ hội để nói lên cảm nhận của họ về điều đó và những gì họ đã không được hỏi đến vào thời điểm đó”

 

 

Còn Michelle Broun là một phụ nữ Yindjibarndi, đến từ vùng Pilbara ở Tây Úc.

 

Với nền tảng là giám tuyển và nghiên cứu nghệ thuật, bà là một trong những biên tập viên khu vực của dự án tại Tây Úc.

Michelle Broun nói, "Tôi nghĩ, tôi muốn phá vỡ một số định kiến về người Thổ dân mà người dân Úc nói chung có thể có, cũng như một cách để kết nối với những người Thổ dân khác trên khắp Úc, cùng với những người không phải Thổ dân".

"Ngoài ra còn những cách thúc đẩy sự hiểu biết và có thể một số, hướng tới tương lai công lý và bình đẳng”.

Còn Giáo sư Judd cho biết, ông hy vọng dự án sẽ giúp tất cả người Úc hiểu rõ hơn về quê hương của họ.

Ông nói, "Tôi nghĩ rằng, việc ghi lại lịch sử này là rất quan trọng. Hầu hết người Úc, bất kể họ là người bản địa hay không phải người bản địa, đều không thực sự hiểu rõ về lịch sử của Úc trong cổ đại hay hiện đại".

"Bộ sưu tập này sẽ cung cấp một nguồn tài nguyên quan trọng từ góc nhìn của người bản địa, mà tất cả người Úc sẽ có thể học hỏi”.