Stephen Morris cho biết ông cảm thấy khó phân biệt được sự khác biệt giữa tiếng âm nhạc và tiếng lời nói khi dùng bữa trong môi trường ồn ào. (ABC News: Stephen Opie)

 

 

Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi nghe cuộc trò chuyện trong bữa ăn tối giữa những tiếng ồn ào của một nhà hàng đông người chưa?

 

Stephen Morris bắt đầu bị mất thính lực nặng nề cách đây 8 năm, và cho biết, việc ăn tối ở nhà hàng có tiếng nhạc lớn và tiếng ồn xung quanh là một thử thách trong cuộc sống đối với ông ta.

 

Người đàn ông về hưu 63 tuổi này cho biết ông ngày càng cảm thấy khó phân biệt giữa tiếng âm nhạc và tiếng lời nói, và có lúc ông cảm thấy như mình đang bị tiếng ồn "tấn công".

 

Ông nói "Và thậm chí còn khó chịu hơn nếu bạn đưa cả gia đình đến nhà hàng ăn tối, và bạn đã chi hàng trăm đô-la cho gia đình mà bạn không thể nói chuyện với họ vì nhạc nền trong nhà hàng được bật quá lớn,"

"Dù bạn ở độ tuổi nào, sẽ thật tuyệt nếu được ra ngoài ăn một bữa và không cần phải hét vào mặt nhau khi nói chuyện."

 

Laura Drexler, là chuyên gia thính học ở thành phố Adelaide, cho biết khách hàng của cô phàn nàn nhiều nhất về việc không thể nghe được lời nói trong môi trường ồn ào trong nhà hàng.

 

Cựu nhân viên y tế cho biết không gia nhà bếp không khép kín, và đồ nội thất tối giản – đặc điểm của nhiều nhà hàng hiện đại – có thể thân thiện với mắt nhìn nhưng không thân thiện với tai nghe.

Cô Drexler nói: “Khi mức độ tiếng ồn xung quanh đạt đến mức bạn cảm thấy cần phải cao giọng, đó là lúc hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động”.

"Khi ấy... nhịp tim tăng, adrenaline tăng, điều này có thể khiến mọi người - nếu họ nghĩ đó là âm thanh họ không thích - gây ra rất nhiều căng thẳng và lo lắng."

 

Chuyên viên thiết kế nội thất ở Adelaide, Marcus Syvertsen, cho biết các bề mặt cứng như gạch, đá và kính khiến âm thanh "dội lại" và khuếch đại.

 

Ông cho biết những yếu tố đơn giản như lớp lót tường và tấm trần mềm mại, hút âm thanh có thể giúp cải thiện bữa ăn uống.

 

Ông Syvertsen cho biết: “Bằng cách chú ý đến cả năm giác quan, đặc biệt là thính giác – thường bị bỏ quên trong các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn – chúng tôi tạo ra môi trường mà khách hàng cảm thấy thoải mái và có xu hướng ở lại lâu hơn, điều này có thể thúc đẩy đáng kể doanh thu kinh doanh”.

 

Bị thúc đẩy từ sự thất vọng của khách hàng — và phát hiện ra rằng không có thông tin hướng dẫn cho biết nhà hàng nào là nhà hàng yên tĩnh để báo cho khách hàng của mình biết – cô Drexler đã tạo ra hướng dẫn của riêng mình.

 

Laura Drexler đã tạo một ứng dụng trên nền web để giúp mọi người tìm thấy những nhà hàng có không gian âm thanh dễ chịu. (Người cung cấp: Laura Drexler)

 

 

ứng dụng Ambient Menu, do chồng cô, người mắc chứng ù tai, sáng tạo ra, là một ứng dụng nền web, sử dụng dữ liệu từ cộng đồng từ hơn 10.000 người dùng đã đăng ký để giúp mọi người tìm thấy nhà hàng phù hợp với nhu cầu không gian âm thanh mà họ thích.

 

Ra mắt tại Nam Úc vào năm 2020, ứng dụng này cũng có sẵn ở Queensland và cho phép người dùng xếp hạng và đánh giá các nhà hàng bằng hệ thống bốn cấp; yên tĩnh, thấp, vừa phải và sống động.

 

Ứng dụng này cũng cung cấp chức năng tìm kiếm để giúp người dùng tìm thấy các nhà hàng có đội ngũ nhân viên thành thạo ngôn ngữ Auslan (là ngôn ngữ của cộng đồng người điếc ở Úc) – mặc dù hiện chỉ có một quán rượu ở Adelaide được mằn trong danh sách.

 

Katrina Lancaster-Maggs, tổng giám đốc dịch vụ công việc hỗ trợ của tổ chức dịch vụ Deaf Connect, cho biết các đối thoại hàng ngày đối với những người trong cộng đồng người Điếc có thể được cải thiện bởi sự nhận thức tốt hơn, đặc biệt là đối với những người đảm nhận vai trò nói chuyện đối diện với khách hàng.

 

Cô nói: “Nhiều khi một người bước vào quán cà phê và khi nhân viên bán hàng nhận ra người đó là người Điếc, nhân viên này chỉ biết đứng lặng.”

 

 

Katrina Lancaster-Maggs cho biết nhận thức được nâng cao có thể cải thiện việc đối thoại hàng ngày cho khách hàng Điếc. (Ảnh: Cung cấp bởi Deaf Connect)

 

 

Nhưng cô ấy nói có nhiều cách để giao tiếp.

 

Cô nói: “Cho dù đó là viết đơn đặt hàng hay chỉ ra những gì tôi muốn, điều quan trọng là phải đối xử với người Điếc bằng sự tôn trọng như bất kỳ khách hàng nào khác”.

 

Đối với ứng dụng này, cô Drexler hy vọng sẽ tìm được nhà tài trợ để phát triển phiên bản chạy trên điện thoại thông minh và mở rộng dịch vụ trên toàn quốc vào năm 2025.

 

Cô nói "Chúng ta không bị cô lập với tư cách là con người, và nếu bạn quay ngược lại suốt những năm qua, chúng ta sẽ làm được những gì khi những người điếc bắt kịp người bình thường?"

"Chúng ta hãy cùng nhau gặp gỡ, và cùng  nhau dùng bữa."