Những người Afghan tị nạn tới Úc. Nguồn: Bộ Quốc Phòng (Department of Defence)
Những người Afghanistan sơ tán sẽ rời khu cách ly khách sạn bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Úc từ tuần này. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ chỉ được cấp thị thực ngắn hạn mà không có con đường rõ ràng để tái định cư lâu dài. Những người ủng hộ họ cảnh báo, còn nhiều người bị mắc kẹt ở Afghanistan đang trong tình trạng vô cùng khó khăn.
Ở Brisbane, các tình nguyện viên đang soạn lại một đống đồ quyên góp gồm quần áo, giày dép và đồ chơi dành cho những người Afghanistan sơ tán
"Có cả một đôi giày bạc cao cổ còn trong hộp. Chắc họ nghĩ rằng một khi mọi người ổn định xong thì sẽ cần giày để đi dự các sự kiện!"
Sanam Ahmadzada, là người Afghanistan đến Úc cách đây hơn một thập niên để tị nạn, đã khởi xướng cuộc quyên góp này.
"Tôi chỉ định rằng nó sẽ như là vận động trong số những người quen bạn bè, chia sẻ với nhau đóng góp mỗi người một ít thông qua mối quan hệ công việc hay xã hội của họ. Tôi không hình dung ra nó ảnh hưởng lớn như thế nào nên khá bất ngờ."
Trong vài tuần qua, những người Afghanistan được sơ tán ra khỏi nước họ đã trãi qua hai tuần trong Hệ thống Khách sạn cách ly.
Và dù giờ được ra ngoài nhưng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về tương lai của họ.
Bản chất của cuộc di tản bất thình lình ra khỏi Afghanistan khiến cho là hầu hết những người đến Úc chỉ được cấp thị thực ngắn hạn tạm thời.
Nhiều người đã nhận được thị thực lưu trú Nhân đạo Subclass 449 - kéo dài 3 tháng.
Thị thực cho phép tiếp cận các dịch vụ của Centrelink và Medicare.
Nhưng một khi thị thực được cấp, người có thị thực không thể rời khỏi Úc.
Và họ không thể xin thị thực thường trú - chỉ được gia hạn tạm thời - thời hạn dài nhất lên đến 3 năm.
Glenn Kolomeitz là một cựu binh tại Afghanistan và luật sư cho biết
“Bản thân nó là một hạn chế đáng kể khiến những người này cảm thấy không có một sự chắc chắn hay rõ ràng nào về cuộc sống lâu dài của họ ở đất nước này."
Ông ấy đã giúp khoảng 400 người Afghanistan tới Úc
Và ông ấy còn hỗ trợ những khách hàng có thị thực 449 hiện vẫn còn kẹt lại ở Afghanistan - đang cố gắng tìm đường thoát khỏi Afghanistan.
“Không có đại sứ quán Úc ở Kabul hoặc không có đại sứ quán nào kể từ tháng 5 nữa. Và không có dịch vụ bưu chính nào làm việc thật sự từ Kabul. Làm sao những người này có thể in những mẫu đơn này. Vì vậy, chúng tôi đã làm giúp họ những điều đó với tư cách là đại diện của họ, và với tư cách là luật sư của họ với mong muốn họ có thể nộp bất kỳ hình thức đơn xin thị thực nhân đạo nào từ Afghanistan."
Ông ấy đã viết thư cho Tổng trưởng Bộ Nội vụ, Karen Andrews, và Tổng Trưởng Di trú Alex Hawke, vận động hành lang để 449 người có được thị thực được bảo vệ vĩnh viễn một cách nhanh chóng.
“Thật không công bằng. Trong khi nói rằng nhiều người trong số họ đủ điều kiện để được cấp thị thực vĩnh viễn vì công việc họ đã làm cho chúng ta ở Afghanistan. Rằng là chúng tôi đang xem xét các điều kiện đó ngay bây giờ để cấp thị thực vĩnh viễn cho họ, cung cấp một thị thực trú ẩn an toàn cho họ. Thế nhưng hiện đang họ đang bị từ chối một thị thực vĩnh viễn như vậy. Vấn đề ở đó, tôi không tin rằng chính phủ đã suy nghĩ thỏa đáng."
Phe đối lập cũng đang kêu gọi Thủ tướng làm rõ về việc liệu những người di tản này sẽ ở lại Úc hay sẽ tái định cư ở nước ngoài, hoặc đưa họ trở lại Afghanistan nếu tình hình được coi là an toàn.
Trong số đó, Thành viên Lao động cho Bruce, Julian Hill, khu vực bầu cử có tỷ lệ cư dân Úc gốc Afghanistan cao nhất.
“Một mặt, ông ấy nói rằng, chúng tôi sẽ không đưa bạn trở lại Afghanistan ngay bây giờ. Nhưng mặt khác, bạn không thể ở lại vĩnh viễn. Ý tôi là, đây là một điều vô lý. Nó là quái gở.”
Tổng trưởng Di Trú Alex Hawke nói, thông báo về tương lai của họ sẽ sớm được đưa ra trong nay mai.
“4100 người đó, nhiều người trong số họ có mối quan hệ gia đình ở Úc. Họ đã nộp đơn xin thị thực trong một thời gian. Vì vậy, chính phủ đã giải quyết tất cả những vấn đề này và sẽ đưa ra thông báo trong những ngày tới."
Các cơ quan di trú lạc quan rằng những người sơ tán này sẽ được cung cấp một chỗ ở lâu dài trong cộng đồng.
Christine Castley, là Giám đốc điều hành của Đa văn hóa Úc, nói “Mỗi cấp chính quyền và mỗi cơ quan đều thể hiện sự thực lòng và sẵn sàng tìm cách giải quyết các vấn đề."
Họ đang làm việc để cung cấp cho những người di tản này một sự hỗ trợ tốt nhất có thể trong thời gian tới.
Cộng đồng cũng đang tập hợp lại phía sau họ, như Sanam Ahmadzada giải thích.
“Chúng tôi rất muốn có thể chào đón họ vào cộng đồng và tôi biết toàn thể cộng đồng Afghanistan, mọi người đều mong muốn được hỗ trợ họ."