Một bác sĩ đang kiểm tra lượng đường trong máu của một bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Nguồn: Getty

 

 

 

Chúng ta có thể sống lâu hơn vì hầu hết các căn bệnh như tiểu đường và béo phì có thể phòng ngừa được, tuy nhiên chất lượng cuộc sống thì ngày càng giảm xuống. Kết luận rút ra từ Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu do Lancet xuất bản.

 

 

Trong những câu chuyện có hậu luôn có chi tiết sống lâu trăm tuổi.

 

 

Nhưng với nhiều người Úc, sống lâu thêm vài năm đồng nghĩa với gánh nặng cuộc sống tăng thêm vì sức khoẻ yếu.

 

Ông Bill Stavreski  là Tổng Giám đốc tổ chức Nghiên cứu Y khoa về Bệnh Tim mạch tại Quỹ Tim mạch Úc.

 

Ông nói ‘Tin tốt là tuổi thọ đang tăng lên dần trong 50 năm qua. Nhưng chúng ta đang phải sống chung với các bệnh mãn tính ngày càng nhiều. Nhiều người Úc còn bị mắc một lúc nhiều bệnh. Họ phải sống chung với bệnh tim, sống chung với thừa cân, vì vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng ta sống lâu hơn nhưng không hưởng thụ tuổi thọ này, mà còn cảm thấy đó là gánh nặng.’

 

 

Một em bé Úc ra đời ngày hôm nay có thể sống lâu hơn 6 năm so với một người sinh vào 30 năm trước.

 

 

Chỉ số Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu cho biết 5 nhân tố nguy hiểm nhất khiến người Úc thiệt mạng nhiều nhất trong năm 2019 là huyết áp cao, sau đó tới ăn kiêng nguy hiểm, hút thuốc, chỉ số cơ thể cao và chỉ số đường huyết lúc đói cao.

 

 

Trong đó hơn 25,500 người qua đời vì bị cao huyết áp.

 

Ông Stavreski nói bệnh cao huyết áp có liên hệ tới các yếu tố môi trường và gen.

Ông nói ‘Cao huyết áp có thể do cả hai nguyên nhân trên, nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để kiểm soát mức huyết áp. Nhiều người có thể nghĩ đến vận động và thể dục, cải thiện bữa ăn, giảm lượng muối, bảo đảm bạn không ăn mặn thường xuyên, quan trọng nhất là phải kiểm tra sức khỏe tim mạch đều đặn và luôn theo dõi huyết áp của bạn.’

 

 

Những phát hiện mới nhất này được ghi nhận giữa lúc đại dịch COVID-19 tạo ra những rào cản đặc biệt, khiến những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe đều đặn.

 

 

Tuy nhiên một tin đáng chú ý trong nghiên cứu này, đó là số người Úc qua đời vì bệnh tim tiếp tục giảm, vì nay các bệnh viện và cộng đồng đã tích cực chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả hơn.

 

 

Chỉ số tiết lộ các vấn đề trong ăn kiêng là nhân tố gây ra số ca tử vong cao thứ hai tại Úc.

Chỉ số trong năm 2019 cho biết số người ăn kiêng không đúng cách bị thiệt mạng nhiều hơn số người chết vì hút thuốc tới gần 22,000 người.

 

 

Bà Jane Martin là Giám đốc Điều hành Hiệp hội Chính sách về bệnh Béo phì.

 

Bà muốn nhìn thấy một chương trình chống lại bệnh béo phì toàn quốc sẽ được tung ra nhanh chóng, để giúp giải quyết tình trạng bệnh tật này.

 

Bà nói ‘Và chúng tôi hy vọng nhìn thấy một vài chính sách trên thế giới có thể giải quyết vấn đề này theo phương hướng vừa nêu. Chẳng hạn như bảo vệ trẻ em trước các chiến dịch quảng cáo thức ăn nhanh rầm rộ. Bắt buộc cải thiện thiết kế nhãn hiệu trên bao bì thực phẩm, bằng cách có thêm phần đánh giá chất lượng, thu phí sức khỏe đối với những loại đồ uống chứa nhiều đường, khiến họ phải tăng giá sản phẩm, và lấy tiền đó trang trải cho các nghiên cứu ngăn chận bệnh béo phì. Đây là một vấn đề nghiêm túc. Hai phần ba số người trưởng thành và một phần tư trẻ em bị béo phì. Nó sẽ không biến mất và chúng ta cần hành động ngay lập tức.’