Một chú kangaroo đang chạy trên con sông Darling  cạn trơ đáy, hôm ngày 18 tháng Hai, 2020, thuộc làng Louth.  (Ảnh chụp bởi Mark Evans/Getty Images) Nguồn: Getty Images AsiaPac

 

 

 

Kế hoạch cuả chính phủ mua lại quyền sử dụng nước của vùng châu thổ sông Murray-Darling sẽ bị hủy bỏ, như một trong trong việc cải cách sâu rộng về việc quản lý hệ thống con sông nầy. Tổng Trưởng về Tài nguyên, Keith Pitt, cho rằng các mục tiêu để thu hồi lượng nước đã không đạt được và một kế hoạch hành động mới cần được đề ra, nhằm cứu vãn nguồn nước quan trọng nhất của nước Úc.

 

 

Nước là tài nguyên quí báu tại Úc.

Các nhà nông trong lãnh vực nông nghiệp dùng nước cho các mục đích sản xuất nông sản, thế nhưng các nhà tranh đấu cho môi trường muốn thấy có nhiều dòng nước chảy hơn, chứ không nên sử dụng như là một hàng hóa.

 

 

Vùng châu thổ sông Murray Darling là hệ thống sông ngòi lớn nhất nước Úc.

 

Nó bắt nguồn từ Queensland, chảy qua New South Wales và Lãnh Thổ Thủ Đô, đến Victoria và Nam Úc, với chiều dài các con sông lên đến 77 ngàn kí-lô-mét.

 

Kế hoạch cứu vãn và bảo tồn vùng châu thổ sông Murray Darling hiện được cải tổ.

 

Chính phủ liên bang cam kết sẽ chấm dứt sáng kiến mua lại quyền sử dụng nước.

 

 

Thế nhưng, thế nào là việc mua lại nước?

Đây là lãnh vực chính phủ mua lại quyền sử dụng nước từ nông dân hay các nhà trồng trọt và việc nầy nhắm vào sự giảm bớt số lượng nước bị dẫn thủy nhập điền.

 

Tổng Trưởng phụ trách nguồn nước Keith Pitt loại bỏ viễn tượng mua nhiều quyền sử dụng nước từ các nông gia, trong một cố gắng nhằm đáp ứng mục tiêu tiết kiệm nước đã được đề ra trong Kế hoạch của Vùng Châu Thổ.

 

 

Ông Pitt loan báo, việc gia tăng tài trợ cho các chương trình phục hồi nước và các cấp khoản cho những cộng đồng ở vùng châu thổ.

 

 

Ông Keith Pitt nói  “Chúng ta cần điều chỉnh các phương pháp và gia tăng gấp đôi các nỗ lực, bởi vì sự thất bại chỉ kéo dài thêm tình trạng bất định mà các cộng đồng ở vùng châu thổ phải đối diện”.

 

 

Được biết kế hoạch cho vùng châu thổ sông Murray Darling là một thỏa ước rộng rãi và có nhiều bên tham gia, về việc làm thế nào để sử dụng nước để cho nó lưu thông xuống vùng hạ lưu của hệ thống.

 

 

Việc nầy đã được chính phủ Julia Gillard ban hành luật hồi năm 2012, sau khi chính phủ liên bang đạt được một thỏa thuận với mỗi tiểu bang trong vùng châu thổ.

 

 

Các khám phá được công bố hôm thứ sáu cho thấy, một phúc trình độc lập tìm ra rằng mục tiêu nhằm cứu vãn 450 tỉ lít nước vào năm 2024 sẽ không đạt được.

 

 

Ông Pitt nói rằng, ông không từ bỏ việc đạt được mục tiêu nói trên.

 

Ông Keith Pitt. “Tôi muốn tái cân bằng hệ thống và không chỉ qua việc mua lại quyền sử dụng nước lỗi thời”.

 

 

Còn cựu Tổng Trưởng về nguồn nước,  ông David Littleproud, trước đó đe dọa các tiểu bang qua việc mua lại quyền sử dụng nước, nếu họ không đưa ra các dự án tiết kiệm nước.

 

 

Việc đó gia tăng, với những lời hứa hẹn mới của vị Tổng Trưởng.

 

Thay vào đó chính phủ cần bảo đảm rằng, nước sẽ trở lại môi trường qua các dự án tiết kiệm nước, vốn tỏ ra tụt hậu so với kỳ hạn là năm 2024.

 

Giám đốc Hội đồng Dẫn thủy nhập điền Toàn quốc (National Irrigators Council), ông Steve Whan,  nói rằng, các nỗ lực nên nhắm vào việc nâng cấp các hạ tầng dùng vào việc dẫn thủy nhập điền.

 

 

Ông Steve Whan nói “Trong khi một nông dân có thể bỏ tiền ra để mua nước, thì họ cũng nhận về các sản phẩm nông nghiệp vốn sử dụng thêm nhiều người, vì vậy quí vị mất đi các hậu quả dây chuyền trong cộng đồng và công việc, liên quan đến chuyện đó”.

 

Trong khi đó, các nhà tranh đấu cho môi trường nhấn mạnh rằng, kế hoạch sẽ gây thiệt hại nhiều hơn là có lợi.

 

 

Ông Jamie Pittock là một chuyên gia về quản lý nguồn nước, thuộc đại học Quốc gia Úc Châu.

 

Ông tranh luận rằng, việc mua lại quyền sử dụng nước cuối cùng sẽ phục hồi dòng chảy thiết yếu cho hệ thống, bảo vệ hệ sinh thái và giữ cho các chính phủ tiểu bang thành thật hơn.

 

Ông nói “Mua lại bằng 1 phần 4 cái giá theo đường lối mà chính phủ liên bang đang thực hiện, nhằm giảm bớt việc nâng cấp hạ tầng cơ sở về nước”.

 

 

Phát ngôn nhân của đảng Xanh về Nước và Môi trường, Sarah Hanson Young,  nói rằng việc loan báo nói trên là một cú sốc lớn cho các cộng đồng nông gia nhỏ bé.

 

 

Bà Sarah Hanson Young. “Đó là chuyện các công ty dẫn thủy nhập điền lớn lao chống lại mọi người, chống lại các trang trại gia đình nhỏ bé, rồi cộng đồng và dĩ nhiên là cả môi trường nữa".

"Đây không phải là chuyện môi trường đi ngược lại vấn đề nhân dụng, mà là chuyện các công ty lớn lợi dụng mọi người khác mà thôi”

 

 

Việc theo dõi và đặt ra chính sách cho nguồn nước cũng sẽ được duyệt xét toàn bộ với kế hoạch trị giá 38 triệu đô la, để cải thiện việc tuân thủ.

 

 

Ngoài ra một cơ quan có thẩm quyền mới sẽ được thiết lập với việc sử dụng các nhân viên từ Ban Điều Hành Vùng châu thổ sông Murray Darling và ban lãnh đạo mới, dưới sự giám sát của vị TổngThanh Tra về Nguồn Nước.

 

 

Giáo sư Pittock nói rằng, chẳng ai trong các tổ chức mới nầy sẽ tạo ra các khác biệt đáng kể.

 

 

Giáo sư James Pittock nói  “Phúc trình của ông Tổng Thanh tra sẽ gởi đến ai?

"Đó có phải là cơ quan có thẩm quyền duy nhất hay không ?

"Đó có phải là vị Tổng Trưởng phụ trách về nước, hay là nội các toàn quốc, trong việc tìm cách đẩy mạnh một vài cải tổ thực tế?”

 

 

Việc loan báo theo sau một phúc trình khác của Nhóm Các Khoa học Gia Wentworth Quan Tâm, một nhóm các nhà khoa học và kinh tế gia độc lập, tìm thấy có đến 20 phần trăm lượng nước lẽ ra chảy xuống vùng châu thổ trong 8 năm qua, đã biến mất.

 

Phúc trình cũng đề nghị rằng, chưa nên thay đổi đối với Kế hoạch Vùng châu thổ sông Murray Darling, do nó vẫn đang trong tiến trình hoàn thành.