Các thành viên của cộng đồng Anindilyakwa đã đến Manchester để nhận các hiện vật văn hóa của họ. Nguồn: SBS
AUSTRALIA - 174 cổ vật có ý nghĩa văn hóa do một nhà nhân chủng học người Anh lấy đi từ một cộng đồng Thổ Dân xa xôi vào thập niên 1950, đã được giao lại cho những Trưởng lão. Các chuyên gia hy vọng các bảo tàng khác sẽ trả lại những vật phẩm tương tự. Các thành viên của cộng đồng Anindilyakwa đã đến thành phố Manchester của nước Anh để tham dự buổi lễ đầy cảm động. Vào cuối năm nay, những vật phẩm này sẽ được đưa về Đảo Groote, 50 km ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ Bắc Úc.
Trong hội trường trung tâm lớn của Viện Bảo tàng Manchester, ba đại diện của cộng đồng Anindilyakwa đang ôm lấy nhân viên bảo tàng.
Việc bàn giao các cổ vật văn hóa được đưa đến Anh hơn nửa thế kỷ trước, là một quá trình gây xúc động đối với tất cả những người liên quan.
Bà Noeleen Lalara là một trưởng lão thuộc bộ tộc Anindilyakwa.
Bà Noeleen Lalara nói "Đối với tôi, quả là hết sức cảm động, tôi chỉ nói từ trái tim mình, đó là nỗi cảm xúc của tôi. Tôi hạnh phúc và tự hào về người dân của mình".
Được biết có 174 vật phẩm được trả lại cho người Thổ Dân, bao gồm giỏ, giáo, băng tay và búp bê vỏ sò được trang trí phức tạp, đã truyền cảm hứng cho cộng đồng đảo Groote ngày nay và củng cố mối quan hệ giữa các thế hệ.
Bà Maicie Lalara nói "Chúng tôi học về nông thôn với các em học sinh, ra ngoài nhặt vỏ sò, sơn bằng chất okre".
"Những đứa trẻ yêu thích nó và chúng tôi tiếp tục theo dấu tổ tiên của chúng tôi".
Được biết các phẩm vật đã được thu thập vào những năm 1950 do nhà nhân chủng học người Anh, Giáo sư Peter Worsley, người nghiên cứu cuộc sống của thổ dân và đi du lịch đến đảo Groote.
Con gái Deborah của ông đã tham dự lễ bàn giao ngày hôm nay, gặp gỡ con cháu của những người phụ nữ mà cha ông thường nhắc đến với cô trong thời thơ ấu.
Deborah Worsley nói "Tôi đã nghe những câu chuyện về việc ở trên đảo Groote cả đời, ông ấy tiếp tục nói về khoảng thời gian đó trong suốt cuộc đời mình".
"Tôi chỉ ước ao ông có thể biết rằng, đây là những gì đã xảy ra".
Giáo sư Worsley đã tặng bộ sưu tập của mình cho Bảo tàng Manchester, khi ông nghỉ hưu vào những năm 1980.
Trong 3 năm qua, các chuyên gia bảo tàng đã đến Groote và thương thảo với Hội đồng Đất đai Anindilyakwa, để xác định nơi lưu giữ các hiện vật.
Bà Georgie Young là Trưởng phòng Sưu tập của Viện bảo tàng.
Bà nói "Có một chất lượng gì khác với quá trình trả lại, khi bạn đối phó trực tiếp với những con người thực sự đang lắng nghe".
"Cảm xúc tại buổi lễ hôm nay diễn ra, trong suốt thời gian làm việc cùng nhau".
"Chúng tôi biết điều này quan trọng và có thể cảm nhận được”.
Người ta hy vọng sự hợp tác chặt chẽ này sẽ hình mẫu cho các dự án hồi hương trong tương lai, trong khi hầu hết các bảo tàng Anh không sẵn sàng trả lại các vật phẩm có ý nghĩa văn hóa.
Ông Leonard Hill là quyền Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Thổ dân Úc và dân bán đảo Torres.
Ông nói "Các sự kiện như thế này cùng mối quan hệ và cơ hội trong việc trả lại tài liệu như thế này, cung cấp một mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc trả lại cổ vật văn hóa về chốn cũ".
"Tôi hy vọng nó cung cấp một chút kích hoạt cho các tổ chức khác có thiện chí thực sự và sẵn sàng cho các cộng đồng và tổ chức như AIATSIS, làm việc với các đối tác ở nước ngoài để trả lại vật phẩm văn hóa”.
Ước tính có khoảng 39 ngàn cổ vật bản địa được trưng bày và trong các nhà kho bảo tàng trên khắp Vương quốc Anh.
Còn Bảo tàng Manchester có vài trăm trong bộ sưu tập của mình, vì vậy 174 cái này chỉ là một giọt nước so với hàng ngàn phẩm vật bị thất thoát.
Nhưng mỗi vật phẩm riêng lẻ đều có tầm quan trọng lớn đối với cộng đồng nhận được nó, như người phụ nữ thuộc bộ tộc Anindilyakwa, là bà Amethea Mamarika, giải thích: "Nhìn thấy các cổ vật của tổ tiên, lần đầu tiên nhìn thấy chúng, khiến tôi bật khóc".
Các vật phẩm sẽ được hồi hương và chào đón tại quê nhà, trong một buổi lễ đặc biệt vào cuối năm nay.