Emelda Davis Source: SBS News

 

 

 

Lần đầu tiên tại nước Úc, một thị trưởng tại tiểu bang Queensland đã xin lỗi về việc cưỡng bách lao động đối với những người thuộc cộng đồng thuộc hải đảo Nam Thái Bình Dương. Lời xin lỗi nầy là một bước quan trọng trong tiến trình hàn gắn và hoà giải với nhiều gia đình và cộng đồng nói trên.

 

 

Vào thời gian gìữa thập niên 1860 đến cuối thập niên 1900, hàng ngàn người dân hải đảo Nam Thái Dương bị buộc làm việc trong các đồn điền trồng mía trên khắp Queensland.

 

 

Việc vận chuyển những lao động cưỡng bách nầy tại tiểu bang nắng ấm được gọi là ‘Blackbirding’, tạm dịch Hắc Điểu hay buôn nô lệ da đen, họ sống trong cảnh nô lệ và thường bị đối xử tệ hại.

 

Việc nầy dẫn đến lời xin lỗi mang tính cách lịch sử của Thị Trưởng Bundaberg là ông Jack Dempsey.

 

 

Người ông của bà Emelda Davis là một trong số 62 ngàn người thuộc hải đảo Nam Thái Dương bị cưỡng bách lao động.

 

Emelda Davis nói “Ông làm việc trên khắp tiểu bang Queensland và được đưa tới Bundaberg làm trong hãng đường CSR".

 

"Sau đó ông đi khắp Queensland đến các vùng phía bắc tiểu bang, rồi xuống phía nam thuộc tiểu bang NSW vào lúc nước Úc thành lập liên bang".

 

"Vì vậy ông đến nước Úc vào cuối thập niên 1800, ông là một trong nhiều thanh niên bị thực sự cưỡng bách lao động và buộc làm việc tại nhiều đồn điền trồng mía khác nhau”.

 

 

Bà cho biết, lời xin lỗi của ông Thị Trưởng diễn ra trong một thời điểm quan trọng trong tiến trình hàn gắn và hòa giải.

 

Emelda Davis nói “Liên quan đến tiến trình hàn gắn của nước Úc, không có gì chứng tỏ tốt hơn là hành động từ giới chức cao cấp nhất, để nói rằng ‘chúng tôi thấu hiểu hoàn cảnh của quí vị, chúng tôi xin lỗi”.

 

 

Thế nhưng vấn đề nô lệ vẫn còn là một khó khăn quan trọng trên toàn thế giới.

 

 

Thanh tra Cảnh Sát Liên Bang là Jayne Crossling cho biết, các phúc trình về buôn lậu người trong thời hiện đại là chuyện không phải là mới lạ.

 

Jayne Crossling nói “Chúng tôi muốn người Úc trung bình biết là không may, đây là một tội ác mà cảnh sát Liên Bang Úc đã dành khá nhiều năng lực và tài nguyên trong chuyện này”.

 

 

Trong năm tài chính từ 2020 đến 2021, Cảnh Sát Liên Bang Úc báo cáo có 224 vụ nô lệ trong thời hiện đại.

 

 

 

 

---------------------------------------------------

 

 

 

 

--------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Trong số nầy, có 79 vụ liên quan đến việc cưỡng bách kết hôn, 42 vụ lạm dụng tình dục và 35 trường hợp cưỡng bách lao động.

 

 

Được biết việc truy tố về trường hợp nô lệ xảy ra trong gia đình tại Úc lần đầu tiên diễn ra hồi đầu năm nay, khi một cặp vợ chồng tại Melbourne can tội giam giữ một phụ nữ trong nhà hơn 8 năm trời.

 

 

Sau vụ này, một người đàn ông và một phụ nữ tại Sydney bị tù vì tội bắt người khác làm nô lệ.

 

 

 

Tổng Trưởng Nội Vụ là bà Karen Andrews cho biết, đây là vấn đề toàn cầu và chạm đến trái tim của người dân Úc.

 

Karen Andrews nói “Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà hệ thống tư pháp quan tâm đến, trong khi có đầy đủ bằng chứng để có thể truy tố các vụ vi phạm ra tòa và công lý tỏ ra có lợi cho các nạn nhân”.

 

 

Bà Christine Carolan thuộc tổ chức có tên là Công Giáo Úc Chống Buôn Người cho biết, đó chỉ là mới khởi đầu.

 

 

Bà Christine Carolan nói “Các thống kê cho thấy, nhiều người như người phụ nữ nầy bị buộc làm nô lệ trong gia đình đó để làm các công việc trong nhà, còn 4 người khác không được biết đến hay không biết làm thế nào để được trợ giúp”.

 

 

Bà nói rằng mọi người cần hiểu biết về vấn đề buôn lậu người, cũng như những hàng hoá và dịch vụ mà họ bị cưỡng bách làm ra.

 

“Chúng ta thường đặt câu hỏi là ai đã làm ra chiếc áo nầy? Ai thu hoạch bông vải tại Uzbekistan, để làm ra chiếc áo nầy? Ai may thành áo, có lẽ tại Trung Quốc, hay tại Bangladesh?".

 

"Còn với điện thoại di động, có các kim loại ở một trong 4 pin của điện thoai di động của chúng ta, trong đó trẻ em xứ nào bị buộc để khai thác các quặng mỏ từ bên dưới mặt đất lên”.