"We are young and free" or "We are one and free"? Source: Getty Images AsiaPac

 

 

 

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian ủng hộ việc điều chỉnh lời bài hát trong đó nếu nêu lên việc bài quốc ca Úc không chỉ nói đến những người mới đến Úc di dân hay người nhập cư mà cần phải bao gồm luôn các cư dân đầu tiên trên lục địa Úc cũng như lịch sử của họ trên vùng đất này. Đã có những phản ứng khác nhau về việc điều chỉnh này.

 

 

Bài quốc ca Úc là một thông điệp về cái triết lý nhân sinh, ý muốn của nước Úc gởi tới mọi công dân Úc và là tuyên ngôn của Úc tới thế giới.

 

 

Quốc ca Úc được hát hàng tuần trong các trường phổ thông, trong các sự kiện long trọng và mặc định là mọi người có mặt cần phải đứng lên bày tỏ sự nghiêm trang khi quốc ca cử hành.

 

 

Quốc ca Úc gồm có lời một và lời hai, việc chọn hát toàn bài hay chỉ hát lời một là tùy theo người tổ chức của buổi lễ và không bắt buộc.

 

 

Vào hôm thứ Tư 11/11 vấn đề điều chỉnh lời bài quốc ca cho phù hợp lịch sử vùng đất được nêu lên trong đó tập trung vào một câu trong đoạn một của bài hát: "For we are young and free".

 

 

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian ủng hộ việc điều chỉnh lời bài hát trong chỉ thay một chữ "young" thành "one" trong câu "For we are young and free" thành "For we are one and free".

 

 

Đây là câu thứ hai trong đoạn một của bài quốc ca:

"Australians all let us rejoice
For we are young and free."

Có thể hiểu là "Hãy vui sướng lên đi hỡi tất cả các công dân Úc, bởi chúng ta trẻ và tự do". 

 

 

Chúng ta ở đây có nghĩa là quốc gia.

 

 

Và nếu điều chỉnh thì sẽ là:"Hãy vui sướng lên đi hỡi tất cả các công dân Úc, bởi chúng ta là một và tự do." "Australians all let us rejoice, for we are one and free."

 

 

Bà Gladys Berejiklian nói rằng việc điều chỉnh này là để bài quốc ca Úc phản ánh chính xác lịch sử của vùng đất.

 

 

"Tôi hiểu cái cảm giác tổn thương là như thế nào. Khi chúng ta đã đi qua một năm như vừa qua, việc nhìn nhận tất cả các thành phần chủ chốt trong xã hội của chúng ta và liên kết tất cả lại với nhau thành một mối là điều rất quan trọng trong. Nó vô cùng thiết yếu."

 

 

Tổng trưởng Thổ Dân Nội Vụ, ông Ken Wyatt ủng hộ việc thay đổi này.

 

 

"Ý kiến của bà thật hay. Nó gỡ bỏ một định kiến đặt lên chúng ta là nước Úc chỉ những người trẻ và nó làm tôi có lúc khá buồn. Và Gladys, như những gì tôi biết khiến tôi yêu mến bà ấy đó là bà là người rất dấn thân trong việc tạo nên một thay đổi thật sự."

 

 

Không phải ai cũng đồng ý trong đó có thượng nghị sĩ của Đảng Quốc gia (Nationals Party) ông Matt Canavan.

 

 

"Tôi nghĩ thật không công bằng khi tìm cách làm hoen ố tổ tiên của chúng ta. Quốc gia của chúng ta không chỉ là về những người hiện diện ở đây trong ngày hôm nay, nó còn là việc công nhận rằng chúng ta có được như ngày nay là nhờ vào sự hy sinh của những những người trong quá khứ."

 

 

Phát ngôn nhân về Thổ dân Nội Vụ bên phía Đối lập bà Linda Burney nói, sự thay đổi không phải là xóa bỏ bất cứ phần nào trong lịch sử mà là sự thể hiện sự bao gồm tất cả những người đã có mặt ở Úc trước đây.

 

 

"Tôi hẳn là sẽ thúc giục Thủ tướng nêu lên vấn đề này để thảo luận và đưa nó ra thảo luận trên bình diện toàn quốc."

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên lời bài quốc ca được thay đổi.

 

 

Vào năm 1984, Thủ tướng Bob Hawke đã đổi câu đầu tiên trong bài lúc đó là "Australian sons let us rejoice" thành "Australians all let us rejoice".

 

 

Lịch sử bài Quốc ca Úc thì cho đến nay không ai biết tác giả của nó, chỉ biết rằng nó được một người Scottish di dân tới Úc vào năm 1855 ghi lại.

 

 

Sau đó nó được Peter Dodds McCormick viết lại với bốn đoạn lời vào những năm 1880s.

 

 

Tuy nhiên bài Advance Australia Fair, tên bài hát, chỉ trở thành quốc ca Úc vào năm 1974, và lúc đó nó được cắt xuống chỉ còn lời 1 và lời 2.

 

Lúc đó bài Advance Australia Fair vẫn được hát song song với bài quốc ca Anh God save our gracious Queen.

 

 

Hai năm sau thì nó thay thế bản God Save the Queen.

 

 

Và đến năm 1977 trong một cuộc trưng cầu dân ý thì bài Advance Australia Fair qua mặt bài Waltzing Matilda để trở thành quốc ca.

 

 

Nhưng phải đợi đến năm 1984 thì Advance Australia Fair cuối cùng mới chính thức được công nhận là Quốc ca của nước Úc.