Thầy dạy học, Blake Cansdale. Nguồn: SBS

 

 

 

Một cuộc nghiên cứu gây nhiều chú ý với cách biệt rộng lớn về những cơ hội giáo dục từ thuở đầu đời cho đến khi trưởng thành. Cuộc nghiên cứu nhắm vào việc thẩm định tiến trình đối với các mục tiêu hiện nay trên toàn quốc cho thấy, hệ thống nầy đã thất bại cho 1 trong số 3 trẻ em hay những người trẻ.

 

 

Hệ thống giáo dục tại Úc đang gặp nhiều thất bại đối với các sinh viên, những người cần được hỗ trợ nhiều nhất.

 

 

Đó là kết luận của bản phúc trình trong một khóa hội thảo cho rằng, thường khi hệ thống nầy gây nhiều chia rẽ, hơn là giảm bớt các bất lợi về mặt giáo dục.

 

Phúc trình đưa ra ánh sáng về khoảng cách cơ hội trong giáo dục, từ tuổi đi nhà trẻ cho đến khi trưởng thành với các trẻ em Thổ Dân, những đứa trẻ thuộc nguồn gốc kinh tế xã hội thấp kém, các trẻ em ở những vùng rất xa, ít nhất là gấp đôi thế hệ đi trước, trong sự phát triển tình trạng dễ gặp nguy hiểm.

 

Thường khi các khoảng cách nầy gia tăng khi học sinh lớn lên, những người không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để theo kịp với người đi trước, thế nhưng vẫn có một người hiện tìm cách thu hẹp các khoảng cách.

 

 

Ông Blake Cansdale lớn lên ở khu vực Darkinjung, thuộc vùng Central Coast của tiểu bang New South Wales.

 

 

Ngày nay ông là người đứng đầu của Đại học Tranby, một nơi có mục tiêu cải thiện việc học hành, của những người Úc gốc Thổ Dân.

 

Ông cho biết lúc lớn lên, cha mẹ ông phải hy sinh rất nhiều để hỗ trợ cho ông cùng gia đình, đó là lúc ông nhận thức được rằng, ông muốn theo đuổi việc học lên đến cấp đại học.

 

Ông Blake Cansdale nói  “Họ chẳng tiến bộ nhiều trong nghề nghiệp, vì vậy thực sự phải hy sinh nhiều để kiếm đủ tiền để hỗ trợ cho gia đình và bảo đảm cho tôi và em gái tôi có cơ hội để làm mọi việc".

 

"Đó là điểm đầu tiên của tôi trong nhận thức rằng, tôi muốn lên đại học và theo đuổi ngành giáo dục, có nghĩa là tôi không có cùng thử thách mà tôi gặp phải khi lớn lên trong gia đình, bởi vì chắc chắn đó là một hậu quả tiêu cực đối với gia đình tôi, do mẹ tôi và cha tôi cả hai đều làm lụng khó nhọc để có tiền trả cho các hóa đơn”.

 

Trong khi ông có thể tạo bước đột phá trong gia đình ông và nhận được giáo dục ở cấp cao, thì cuộc nghiên cứu của Viện Mitchell tiết lộ rằng cứ 3 đứa trẻ thì có một vẫn còn bị tụt hậu phía sau.

 

Phó Trưởng Ban Giáo dục cuả Viện Mitchell, là ông Sergio Macklin, nói rằng ngoài một số ít người xuất sắc, phúc trình cho thấy hệ thống giáo dục lún sâu vào tình trạng bất bình đẳng.

 

Ông Sergio Macklin nói “Bằng chứng cho thấy, thường xuyên chúng ta không giảm thiểu được những bất lợi về giáo dục hiện có và hỗ trợ những người trẻ tuổi phát triển các kỹ năng quan trọng, mà họ cần trong những năm trưởng thành".

 

"Ngoài ra còn có phân tích rõ ràng cho thấy rằng, chính phủ của chúng ta tiêu tốn hàng tỷ đô-la và tôi nghi là nó có thể tạo ra cú hích vào nỗ lực của chúng ta để phục hồi sau cuộc suy thoái COVID hay không”

Cuộc nghiên cứu theo dõi 300 ngàn trẻ em, từ khi đặt chân đến trường cho đến lúc trưởng thành.

 

Trên toàn quốc, có 15 phần trăm những người 24 tuổi chẳng dính líu đến bất cứ công việc nào, học hành hay huấn luyện chi cả.

 

Con số nầy gia tăng lên 32,3 phần trăm trong số các thanh niên trẻ thuộc thành phần bị nhiều bất lợi về mặt kinh tế hay xã hội, và 45 phần trăm trong số những người trẻ Thổ Dân.

 

Nay đại dịch COVID-19 đe dọa gia tăng các trường hợp bất bình đẳng thậm chí là xa hơn và không có cách nào để sửa chữa nhanh chóng.

 

Ông Anton Leschen thuộc tổ chức từ thiện The Smith Family nói rằng, cần có nhiều việc phải làm để xóa tan các bất lợi nói trên.

 

 

Ông Anton Leschen nói “Quí vị không thể thay đổi cuộc sống của một đứa trẻ chỉ với một sự can thiệp, một chương trình kéo dài một tuần, một học kỳ hoặc thậm chí một năm".

 

"Chu kỳ của sự thiệt thòi là tiêu cực và lâu dài, nên điều này có thể khiến một thế hệ phải sát cánh bên cạnh những đứa trẻ, từ khi chúng bắt đầu đi học và đến khi chúng tốt nghiệp”.

 

Các tổ chức từ thiện như The Smith Family và các cộng đồng Thổ Dân hiện kêu gọi có những cải cách cụ thể, Đại học Tranby mới đề ra khóa học trên trang mạng đầu tiên, đó là Chứng Chỉ Nghiên cứu Thực hành về Thổ Dân, sẽ mở ra cho mọi người Thổ Dân trên khắp nước Úc.

 

 

Ông Cansdale nói rằng, đại dịch COVID-19 là một thử thách to lớn, thế nhưng ông thực sự hãnh diện về chương trình hiện làm được nhiều việc cho đến nay.

 

Ông Blake Cansdale nói "Chúng tôi hiện có một nhóm sinh viên nhiệt huyết tham gia vào chương trình đó và tôi đặc biệt tự hào khi nói rằng, đó không chỉ là một nỗ lực ngẫu hứng, mà chúng tôi thực sự cố sức tìm kiếm tài liệu trực tuyến cho họ".

 

"Chúng tôi thực sự đã nghĩ về cách phát triển một khóa học trực tuyến hấp dẫn, vẫn đáp ứng về mặt văn hóa sẽ gây được tiếng vang với nhiều người trên khắp nước Úc".

 

"Tôi nghĩ rằng nó thực sự đã mở ra những cơ hội rất lớn, quy mô mà bạn có thể cung cấp giáo dục theo hình thức trực tuyến cho mọi người trên khắp nước Úc, sẽ tạo ra khả năng tiếp cận nhiều hơn cho những người ở vùng xa xôi và các địa phương nữa”

 

Ông hy vọng nhiều sinh viên sẽ tốt nghiệp từ chương trình này, với niềm tin lớn lao và các kỷ năng, để tạo ra các thay đổi.