Chuyến hành trình đã vượt qua ranh giới vào tiểu bang New South Wales. Nguồn: Được cung cấp / Facebook
AUSTRALIA - Có tất cả 22 phụ nữ tỵ nạn tham gia chuyến đi bộ dài 640 cây số (km), từ Melbourne đến Tòa nhà Nghị viện ởThủ đô Canberra. Họ tìm cách đạt được các thỏa thuận, để cấp thị thực vĩnh viễn cho tất cả những người tị nạn sống ở đất nước này, cũng như nêu bật tác động tàn khốc của cuộc sống bấp bênh.
Có 22 phụ nữ tị nạn tiến gần đến nửa chặng đường trong chuyến đi dài 640 kí mô mét của họ, sẽ kết thúc tại Tòa nhà Nghị Viện ở Thủ đô Canberra.
Những người phụ nữ đến từ Iran và Sri Lanka, đang thực hiện sứ mạng nhằm chấm dứt cuộc sống bất ổn của họ.
Họ đã chờ đợi để có được thị thực vĩnh viễn, trong hơn một thập niên qua.
Bà Harini Rathnakumar, một trong những người tham gia cuộc đi bộ có gia đình đến từ Ấn Độ, giải thích những gì họ hy vọng đạt được.
Bà Harini Rathnakumar nói “Chúng tôi có 4 yêu cầu: thứ nhất là bãi bỏ Cơ quan Thẩm định Di trú IAA và hệ thống theo dõi nhanh".
"Thứ hai là quyền học tập và làm việc, cho tất cả những người tị nạn".
"Thứ ba là thị thực vĩnh viễn cho tất cả 10 ngàn người tị nạn".
"Thứ tư là định cư lâu dài cho người tị nạn Manus và Papua New Guinea".
Như bà Harini nói, có hơn 10 ngàn người tị nạn ở Úc vẫn ở trong tình trạng lấp lửng, do tiến trình xin thị thực được gọi nhanh chóng.
Được biết qui trình nộp đơn xin cứu xét nhanh chóng được Liên đảng thực hiện vào năm 2014 và chia tất cả những người xin tị nạn thành 3 loại, với các qui định khác nhau cho mỗi loại.
Việc đó thực sự khiến một số lượng lớn trong số họ có thị thực bắc cầu, không thể tìm được tư cách thường trú nhân ở một quốc gia, mà họ gọi là nhà.
Còn Rathi Barthlote, một bà mẹ ba con đến từ Sri Lanka và là một trong những người sáng lập tổ chức ‘Hành động vì Bình đẳng Visa của Phụ nữ Tỵ nạn’ nói rằng, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà và các con.
Rathi Barthlote nói "Con gái tôi hỏi 'Mẹ ơi, tại sao chúng ta không thể xin visa?' Tôi nói: 'Chúng ta sẽ và sẽ nhận được thị thực một ngày nào đó’.
"Nhưng đã qua 10 năm, không, không phải 10 hay 11 mà đã hơn 11 năm rồi".
"Khi đi học, bọn trẻ đôi khi bị bắt nạt và mọi thứ chuyện, vì tôi thường nói với trường rằng, chúng tôi không có visa hay bất cứ thứ gì".
"Vì vậy tôi rất lo lắng, không thể đi đâu và kể câu chuyện của mình cho các giáo viên, hoặc bất cứ ai khác vì tôi không có thị thực”.
Được biết những người phụ nữ nầy bắt đầu chuyến đi của họ vào ngày 22 tháng 9 từ Thomastown ở Melbourne và dự trù sẽ đến nơi vào ngày 18 tháng 10.
Họ đã vượt qua biên giới Victoria để vào New South Wales vào thứ Năm ngày 5 tháng 10.
Bà Samira Turkian Zadeh, một người xin tị nạn từ Iran và cũng là một bà mẹ có 3 con, là một người tham gia khác trong chuyến đi.
Bà nói rằng những người tị nạn như bà đã làm quá đủ, để chứng minh họ xứng đáng có một vị trí lâu dài trong xã hội Úc.
Bà Samira Turkian Zadeh nói "Khi nước Úc cần đến, chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia mọi chuyện, như chăm sóc người già, giữ trẻ hay chăm sóc trẻ em, chúng tôi luôn có mặt hỗ trợ".
"Trong các bệnh viện, qua thời gian dịch bệnh COVID chúng tôi luôn can thiệp. Chúng tôi không biết, mình phải chứng tỏ bản thân như thế nào nữa".
Đối với những người như thế này, có gia đình gần gũi là một điều xa xỉ mà họ đơn giản là không thể tìm kiếm được.
Bà Harini giải thích làm thế nào những người gần gũi nhất với bà, đã bị chia cắt do cách biệt.
Bà nói "Vì vậy, cha tôi đã phải bỏ lại mẹ và 2 anh chị em tôi, bây giờ nhìn lại, vốn là một cô gái trẻ nên tôi không biết nhiều". "Nhưng tôi rất đau lòng vì tôi đã không gặp mẹ tôi, trong hơn 10 năm và đã gần 11 năm rồi".
"Tôi đến đây khi mới 10 tuổi nay 21 tuổi, bây giờ đã kết hôn và mẹ tôi không có các trải nghiệm, cũng như không thể là một phần của điều đó, vì họ đã ly thân".
"Cha tôi không biết ông ấy sống ở đây như thế nào, mà không có mẹ".
"Họ yêu nhau rất nhiều, nhưng họ đã ly thân một cách bất công trong hơn 10 năm".
"Tôi chỉ muốn họ quay lại với nhau, tôi chỉ muốn sống như một gia đình dưới một mái nhà một lần nữa".
Còn bà Samira cho biết, các con cái bà không được tiếp cận với y tế và các loại hỗ trợ khác của chính phủ và nói thêm rằng, đối với người di cư thì không có con đường nào khác hướng tới một cuộc sống an toàn và ổn định.
Bà Samira nói "Chúng tôi mới đến đây, cảm thấy an toàn và không có chuyện quay lại".
"Chúng ta không thể quay trở lại, chúng tôi muốn tạo dựng cuộc sống ở đây".
Trong thông điệp gửi tới chính phủ liên bang, bà Rathi đưa ra lời cầu xin khẩn thiết.
"Chúng tôi cũng là con người, có cảm xúc và tất cả mọi thứ, vì vậy đừng để chúng ta như vậy hơn 11 năm, trong chán nản và không chắc chắn".
"Chúng ta đang sống kiểu đó với cuộc sống sợ hãi, vì luôn nghĩ 'khi nào chúng ta sẽ nhận được thị thực?', 'khi nào sẽ gặp gia đình?', 'khi nào tôi sẽ gặp mẹ tôi?'.
"Tôi chỉ muốn chạm vào mẹ tôi bởi vì, đôi khi bà gọi tôi và hỏi khi nào sẽ đến gặp bà, tôi nói 'Con không biết mẹ.' Bà nói 'trước khi chết, mẹ muốn gặp con.'
"Vì vậy, xin hiểu cho chúng tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc, vì vậy tôi yêu cầu chính phủ này giúp đỡ chúng tôi, tất cả những người tị nạn đang trong tình trạng dở sống dở chết, vì chúng tôi cũng là con người”.
Liệu việc đi bộ đường dài đến tòa nhà Nghị viện và những lời kêu gọi về một cuộc sống an toàn cùng ổn định hơn, của những người di cư này sẽ được trả lời hay không, vẫn còn phải chờ xem.