Việc lá cờ Thổ dân tung bay trên cầu cảng sẽ tiêu tốn 20 triệu đô-la. Nguồn: AAP

 

AUSTRALIA - Người thọ thuế ở tiểu bang New South Wales sẽ phải trả hơn 20 triệu đô-la, để lá cờ Thổ Dân tung bay trên Cầu Cảng Sydney suốt năm. Thủ Hiến tiểu bang bênh vực cho việc chi tiêu này, còn những người tranh đấu Thổ Dân cho rằng đây là một bước cần thiết cho thế hệ tương lai.

 

Vào 19 ngày được chọn lựa trong năm, lá cờ Thổ Dân được tung bay cùng với quốc kỳ Úc và cờ của tiểu bang trên cầu Cảng Sydney.

 

19 ngày nầy đại diện cho các sự kiện đặc biệt khác nhau như ‘Ngày Xin lỗi” hay tuần lễ Naidoc.

 

Như ông Nathan Moran, giám đốc Hội Đồng Điền Địa Thổ Dân giải thích, lá cờ đại diện không chỉ cho cộng đồng của ông mà còn rộng ra cho cả nước Úc.

Ông Nathan Moran nói “Lá cờ đại diện rộng rãi hơn cho màu sắc của dân tộc chúng ta, tất nhiên là màu đen, màu vàng là người ban sự sống và mặt trời, và màu đỏ là những vùng đất tương ứng và máu đã đổ ra vùng đất".

"Đó là quốc gia đầu tiên của chúng tôi, tôi cho là đại diện".

"Đó là khoảnh khắc thực sự gắn kết các quốc gia của chúng tôi với nhau, nơi chúng tôi là các Quốc gia độc lập Thứ nhất".

"Chúng tôi hoạt động dưới ngọn cờ gọi là Thổ dân, nhưng chắc chắn trước đó, chúng tôi hành động một cách độc lập và trong hầu hết các trường hợp vẫn hoạt động với tư cách là bộtộc hoặc Quốc gia thứ nhất, thế nhưng đây thực sự là phong trào của Thổ dân mang tất cả chúng ta lại với nhau”.

 

Thế nhưng sau nhiều năm vận động, lá cờ hãnh diện nầy tung bay cùng với lá cờ của thời thuộc địa, sẽ được thay đổi.

 

Vào cuối năm nay, lá cờ Thổ Dân sẽ trở thành một biểu tượng thường trực trên cầu, vốn là một kiến trúc mang tính dấu ấn lớn nhất của nước Úc.

Ông Nathan Moran nói “Cuối cùng đó cũng là một điều tuyệt vời mà chúng tôi đã đạt được, nhưng quan trọng hơn tôi hy vọng nó không chỉ dành cho tôi, mà còn cho con tôi và những người khác thấy rằng khi họ đến thành phố, họ thấy mình được đại diện và họ trở nên tốt hơn trong cuộc sống".

"Họ nhìn thấy sự hòa nhập đó và trở thành một phần của xã hội., cũng như hiểu biết rằng nó bao gồm cả bạn, để đạt được những điều tốt đẹp hơn”.

 

Một cột cờ cao bằng một toà nhà 6 tầng sẽ được gắn thêm vào Cầu Cảng, để cờ tiểu bang, cờ Úc và cờ Thổ Dân có thể tung bay mỗi ngày trong năm.

 

Thế nhưng việc nầy đi kèm với cái giá phải trả là 25 triệu đô la, sẽ được bao gồm trong bản ngân sách sắp tới của tiểu bang.

 

Trước đó, Thủ Hiến New South Wales, ông Domonic Perrottet bị chất vấn về số tiền đó đến từ đâu và tại sao phải trả một số tiền cao ngất ngưỡng như vậy.

 

Thủ hiến Domonic Perrottet nói "Tôi không biết, tôi không biết nhưng rõ ràng là có".

"Thực tế là chúng ta đã xây dựng Cầu Cảng từ những năm 1920, tôi thậm chí còn ngạc nhiên rằng nó mất nhiều thời gian".

"Tôi đã thông báo một thời gian trước và bản tóm tắt đầu tiên đến với tôi cho biết sẽ mất hai năm để thực hiện".

"Tôi sẽ tự mình đến Bunnings, sau đó tự mình leo lên đó để đặt cột lên".

"Rõ ràng là nó mất thời gian để xây dựng và cái giá phải trả".

"Tôi nghĩ đó là một quyết định quan trọng mà chúng tôi đã thực hiện, mang lại sự thống nhất cho đất nước của chúng ta và đó là một cái giá nhỏ để trả cho sự thống nhất đó, nó là như vậy".

 

Được biết một kiến nghị yêu cầu cờ Thổ Dân được treo 365 ngày trong năm, bắt đầu từ 5 năm trước và thu thập được hơn 170 ngàn chữ ký.

 

Trong thời gian đó, kiến nghị cũng được đưa lên bàn nghị sự của quốc hội, thế nhưng không đạt được sự ủng hộ đáng kể, với Thủ Hiến thời bấy giờ là bà Gladys Berijiklian chống lại lời kêu gọi nói trên, trong suốt thời gian bà còn làm Thủ Hiến.

 

Cuộc vận động cho lá cờ Thổ Dân là một biểu tượng thường trực trên cầu Cảng đã nhận được thêm sức mạnh, sau ngày Quốc Khánh Úc năm nay, thế nhưng Thủ Hiến New South Wales Dominic Perrottet đã không cam kết về mặt tài chánh cho đến nay.

 

Trong khi đó những người tranh đấu trong chiến dịch, như bà Sandra Fernandes thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói rằng, đó là một bước tích cực và biểu tượng, với hy vọng dẫn đến những thay đổi đáng kể trong tương lai.

 

Bà Sandra Fernandes nói “Đó là một thử thách và trong khi chúng tôi rất vui mừng, tin tức hôm nay cho thấy việc nầy đã có trong ngân sách, thật tuyệt vời".

"Tôi sẽ không phấn khích quá đỗi và ăn mừng, cho đến khi nó thực sự ở trên đó và chúng ta có thể nhìn thấy lá cờ ở đó ngay bây giờ".

"Đó là một bước tiến tuyệt vời và chúng ta chưa bao giờ đến gần hơn, nhưng nó vẫn chưa ở đó và chúng ta sẽ không từ bỏ cuộc chiến cho đến khi nó đến đó, ngay cả khi chúng ta phải tự mình đặt lá cờ ở đó".

"Bạn biết nó là một lá cờ, một cột cờ, nhưng nó còn có ý nghĩa hơn thế nữa đối với cộng đồng Thổ dân và với mọi người, đó là một dấu hiệu công nhận và nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho mọi người, để nó trở thành địa danh mang tính biểu tượng nhất của Sydney, trên Cầu Cảng, vì vậy chúng tôi chưa bao giờ thấy gần hơn”.

 

Được biết các cột cờ cao khoảng 20 mét, với chiều cao bằng một tòa nhà 6 tầng, nên đòi hỏi có những cấu trúc chắn chắn để chịu đựng được trước mọi điều kiện thời tiết.

 

Bộ Vận tải và Chuyên chở cũng như Thổ Dân Sự Vụ cho biết, sẽ tham gia với các tổ chức Thổ Dân về dự án nói trên.

 

Còn chính phủ tiểu bang nói rằng, lá cờ Thổ Dân sẽ tung bay trên cầu Cảng Sydney vào cuối năm nay.