Ảnh: Jacobs Stock Photography Ltd/Getty Images

 

 

Bạn có biết cách nhận ra các dấu hiệu của tài xế hung hãn qua cách họ lái xe? Nếu đang trên đường mà gặp một tài xế gây sự bạn có biết cách giải quyết ổn thỏa nhất không? Và nếu tình hình ảnh hưởng đến bảo hiểm xe hơi của bạn thì phải làm gì? Cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn về lái xe an toàn và có trách nhiệm theo luật pháp Úc cũng như những bước cần thực hiện nếu bạn hoặc người thân liên quan đến một vụ va chạm cự cãi trên đường.

 

Khi một người ở trong trạng thái tức giận, mệt mỏi, mất tập trung hoặc căng thẳng mà leo lên xe thì rất dễ ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn của người đó và cũng thường dẫn đến lái xe bất cẩn.

 

Phó giáo sư James Kirby từ Trường Tâm lý học thuộc Đại học Queensland chỉ ra những yếu tố có thể dẫn đến những vụ cự cãi gây hấn trên đường.

 

 

Nóng nảy cũng không thể đi nhanh hơn trong tình trạng đường đông đúc Ảnh: freemixer/Getty Images

 

 

"Có một số yếu tố cá nhân nào đó mà bạn có thể có sẳn định kiến dành cho họ. Tuổi tác, giới tính cũng có thể ảnh hưởng. Các yếu tố khác như áp lực thời gian là một yếu tố lớn. Những người đang gấp gáp để đi từ nơi này đến nơi khác mà có điều gì đó chẳng hạn như là một vụ tạt qua mặt khi sang làn khiến họ nghĩ rằng họ bị khiêu khích và có thể gây ra cơn thịnh nộ trên đường.”

 

Ví dụ phổ biến nhất về cơn thịnh nộ trên đường mà các phương tiện truyền thông mô tả là tài xế bước xuống xe để gây sự và có khi choảng nhau.

 

Và điều nó nó chỉ xảy ra sau một loạt những hành vi hung hãn leo thang liên tục giữa hai tài xế gây hấn nhau, từ lúc vượt mặt, cắt đầu xe, đến xuống kiếng xe để chưởi thề, lăng mạ nhau, bất kể việc họ đang vi phạm giao thông.

 

Tài xế lái xe trong tình trạng giận dữ bứt rứt và nghĩ rằng mình vẫn lái xe an toàn và kiểm soát việc lưu thông, rất dễ dẫn đến lái xe nguy hiểm.

"Có thể tại thời điểm đó, chúng ta cảm thấy như thể còn kiểm soát được việc lái xe của mình, và thậm chí tốt hơn. Khi tức giận, chúng ta rất tập trung và chúng ta đang cố gắng chỉnh cái kẻ đang lái ẩu. Chúng ta lúc đó đôi khi nghĩ mình có khả năng lái xe đặc biệt, và đây là một sai lầm, vì nó có thể dẫn đến hành vi lái xe mạo hiểm.”

 

Tài xế bước xuống xe gây sự với một tài xế khác còn ngồi trong xe Ành: DjelicS/Getty Images

 

 

Các hành vi gây hấn phổ biến trên đường bao gồm cố tình thắng gấp hoặc giảm tốc độ đột ngột để chọc tức hoặc cản trở người khác, đuổi theo một phương tiện khác, chạy quá tốc độ, bám sát đuôi người khác, bật tắt đèn để xua những người lái xe khác tránh đường.

 

James Williams là Trưởng phòng Chính sách tại Câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia Victoria - Head of Policy at the Royal Automobile Club of Victoria (RACV).

 

Ông phân tích hành vi bám đuôi và trích dẫn dữ liệu của cảnh sát chỉ cho thấy có khoảng 2000 vụ phạt hàng năm chỉ riêng ở Victoria.

 

Với việc bám đuôi, vấn đề không phải là khoảng cách cụ thể giữa xe này với xe kia, bởi vì rõ ràng nó phụ thuộc vào bối cảnh và những gì đang xảy ra trong tình huống trên đường. Nhưng khi bạn ở quá gần xe phía trước bạn trong một khoảng thời gian kéo dài thì theo luật giao thông đó là không lái xe đủ khoảng cách phía sau một phương tiện khác.”

 

Lái xe hung hăng trên đường không phải là một hành vi phạm tội; tuy nhiên, những hành động liên quan đến việc lái xe quá khích gây ảnh hưởng đến an toàn đường bộ sẽ bị phạt.

 

Ví dụ: ở Victoria, việc bám sát đuôi xe người khác có thể khiến người phạm tội bị phạt lên tới 248 đô la và bị trừ điểm.

 

Ông Williams cho biết, nếu bạn thấy mình đang gặp phải một vụ khiêu khích trên đường, điều quan trọng là phải ưu tiên sự an toàn.

“Ví dụ, tình hình gây hấn leo thang đến mức người lái xe bị bám đuôi, bất kể là kẻ bám đuôi có hành động hành hung hay bạo lực hay không thì việc bám đuôi sát rạt là một trong những hành vi gây hấn nghiêm trọng trên đường. Điều quan trọng lúc bấy giờ là bạn cần phải bình tình và thực hiện những bước cần thiết để giảm căng thẳng leo thang. Nếu bạn cảm thấy không an toàn hoặc không thích hợp để tiếp tục di chuyển thì bạn gọi cảnh sát và tấp vào một nơi an toàn.”

 

Thái độ hung hăng nóng nảy khi lái xe nhìn thấy cả ở phụ nữ. Ảnh: John W. Banagan/Getty Images

 

 

 

Đối phó với những hành vi hung hăng trên đường

 

Hành động tốt nhất là giữ bình tĩnh và đưa mình ra khỏi tình huống đó. Chẳng hạn như chuyển làn xe sang bên trái để người lái xe kia vượt qua, tìm nơi an toàn tấp vào lề, hoặc thực hiện bất kỳ hành động thích hợp nào khác để xoa dịu tình hình.

 

“Chúng tôi luôn nói rằng điều quan trọng là bạn không tham gia vào bất kỳ hành vi nào gây khó chịu cho người đó có cơ hội gây hấn hoặc kích động thêm tình hình.”

 

Vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về các sự cố gây hấn trên đường toàn nước Úc.

 

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát năm 2024 do trang Finder thực hiện cho thấy rằng cứ bốn người Úc thì có ba người từng trãi qua một vụ gây hấn trên đường.

 

 

Hung hăng trên đường và bảo hiểm

 

Chuyên gia bảo hiểm Tim Bennett của Finder giải thích: Bảo hiểm xe chi trả cho những thiệt hại vật chất do cơn thịnh nộ trên đường và thông thường, công ty bảo hiểm xe của người vi phạm sẽ phải trả chi phí.

“Tình huống khi có va chạm xảy ra, cách hành xử hay nhất là cả hai xe đều dừng lại và lấy thông tin chi tiết của nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào chuyện cũng đơn giản như vậy nhất là khi có một người tỏ ra hung hăng gây gỗ. Trong trường hợp đó, hãy thực hiện các bước cần thiết để ghi lại như chụp hình hoặc quay phim ghi lại những gì đã xảy ra càng nhanh càng tốt. Và nhất là phải ghi lại biển số xe đó đầu tiên nhất.”

 

Nếu là người gây lỗi trong các vụ va chạm trên đường dẫn đến bảo hiểm phải đền tiền thì phí bảo hiểm xe của họ sẽ tăng lên. Thật không may, điều tương tự cũng có thể áp dụng cho lái xe mà là nạn nhân của hành vi gây hấn trên đường.

 

Ông Bennett giải thích
 

“Nếu bạn có lỗi trong bất kỳ loại va chạm hoặc sự cố nào cần phải thanh toán bảo hiểm, phí bảo hiểm của bạn sẽ tăng lên. Và tôi nghĩ điều đó khá hợp lý. Thật không may, điều đó cũng có thể xảy ra trường hợp một người nào đó là nạn nhân của một vụ va chạm trên đường phải đưa ra yêu cầu bồi thường và đôi khi cũng khiến cho phí bảo hiểm của họ bị tăng. Ví dụ: bạn sẽ được thưởng nếu không có một vụ yêu cầu bồi thường nào trong năm, và như vậy bạn bị mất nó khi có yêu cầu bồi thường. Điều này cũng còn phụ thuộc vào công ty bảo hiểm của bạn. Một số công ty bảo hiểm xe có phần khoan dung hơn một chút khi nói đến việc ai có lỗi, còn một số thì không.”

 

Người đi xe đạp và khách bộ hành thường hứng chịu thái độ bực bội từ các tài xế nóng nảy. Ảnh: olaser/Getty Images

 

 

 

Bạn đi chung xe với tài xế nóng nảy gây sự?

 

Trong trường hợp nếu bạn đi chung xe với một người mà người này có thái độ hung hăng gây hấn trên đường khiến bạn cảm thấy căng thẳng bất lực hoặc tính mạng của bạn đang gặp nguy hiểm.

 

Tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người lái xe mà bạn có cách phản ứng tốt nhất.

 

Tuy nhiên Giáo sư Kirby đưa ra một số cách giúp đánh lạc hướng và trấn tĩnh người lái xe mà không sử dụng cụm từ “bình tĩnh”.

 

Giáo sư Kirby nói “Vì khuyên họ bình tĩnh có thể khiến phản ứng của họ trở nên trầm trọng hơn”

“Một trong những điều quan trọng nhất là liệu bạn có thể cố gắng cho họ thấy là bạn hiểu sự khó chịu của họ. Điều đó khiến họ cảm thấy được lắng nghe hoặc hiểu theo một cách nào đó đối với họ. Điều đó có thể giúp họ mở cởi mở hơn trong việc không trả đũa. Và tùy theo tình hình bạn có thể đưa ra một gợi ý, như là có thể bật đài lên không? ' Mình tránh người này ra đi?' hay là có thể tấp vào lề một chút không?"

 

Lái xe an toàn và có trách nhiệm đòi hỏi bạn phải vận hành ở mức độ tập trung, kiên nhẫn và cân nhắc tối ưu khi lái xe. Ảnh: PixelsEffect/Getty Images

 

 

Giáo sư Kirby cho biết, nếu một người thường xuyên có hành vi giận dữ trên đường, liệu pháp tâm lý có thể giúp họ kiểm soát hành vi và sự tức giận của mình.

 

Lái xe an toàn và có trách nhiệm đòi hỏi bạn phải vận hành ở mức độ tập trung, kiên nhẫn và cân nhắc tối ưu khi lái xe.

 

Giáo sư Kirby khuyên bạn nên nhận thức, hiểu biết và giúp những người lái xe khác hiểu được lợi ích của sự nghi ngờ.

“Tất cả điều này sẽ phụ thuộc vào tình huống mà bạn gặp phải. Nhưng lời khuyên của tôi là cố gắng đừng vội kết luận, hãy cố gắng bỏ qua. Bạn không cần phải ăn miếng trả miếng. Bạn cũng biết là ai cũng có thể mắc sai lầm. Và thật không may, những sai lầm trên đường rất nguy hiểm và đó là lý do tại sao đôi khi chúng ta có thể phản ứng đi quá xa. Tốt nhất là bạn phải chú ý và nhận thức tốt rõ tình hình và cố gắng nhận ra rằng ai cũng có thể mắc sai lầm và đừng để sai lầm nhỏ biến thành hậu quả lớn. ”

 

 

Liệu pháp tâm lý có thể giúp họ kiểm soát hành vi và sự tức giận của mình, Prof Kirby khuyên. Ảnh: Moment RF / Fiordaliso/Getty Images

 

 

Gọi cho cảnh sát nếu bạn cảm thấy không an toàn trong một vụ va chạm trên đường.
 

Gọi Crimestoppers on 1800 333 000 nếu thấy mtái xe hung hăng nguy hiểm trên đường.