Hình ảnh thiết kế trên máy vi tính của viễn vọng kính SKA ở trạm quan sát Inyarrimanha Ilgari Bundara, Wajarri Country, Tiểu bang Tây Úc. Nguồn: AAP / SUPPLIED/PR IMAGE
AUSTRALIA - Một dự án xây dựng viễn vọng kính vô tuyến mạnh nhất và lớn nhất thế giới, đã bắt đầu xây dựng ở vùng Tây Úc xa xôi. Được biết các chủ sở hữu truyền thống vùng đất, đã đồng ý với dự án.
Dự án đài quan sát thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới, đã bắt đầu ở Tây Úc xa xôi, trên vùng đất khô cằn của một nền văn hóa truyền thống cổ xưa.
Cơ quan khoa học quốc gia Úc, CSIRO tức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang, đã giúp khởi động việc xây dựng hơn 131 ngàn ăng-ten.
Các ăng-ten sẽ được xây dựng tại đài quan sát Square Kilometer Array hay SKA ở Murchison, trên vùng đất của bộ tộc Wajarri Yamaji, cách Perth 800 kí lô mét về phía bắc.
Viễn vọng kính được thiết lập để khám phá những bí ẩn chưa được biết của vũ trụ, bà Sarah Pierce, giám đốc viễn vọng kính SKA cho biết, đây là dự án đầu tiên thuộc loại này.
Cô Sarah Pierce nói "Lần đầu tiên, một chiếc kính viễn vọng như thế này sẽ giúp chúng ta nhìn lại vũ trụ sơ khai, về cái mà chúng ta gọi là bình minh vũ trụ, khi những ngôi sao và thiên hà đầu tiên trong vũ trụ bắt đầu tỏa sáng".
"Chưa từng có ai có thể phát hiện ra điều này, chứ đừng nói đến việc thiết lập bản đồ”.
Dự án này là một phần của quan hệ đối tác quốc tế gồm 16 quốc gia.
Dự án cũng sẽ hợp tác với một địa điểm khác ở Nam Phi, nơi có đến 197 dĩa khác.
Trong khi đó Tổng trưởng Khoa học và Công nghiệp Liên bang Ed Husic, đã tham gia cùng các chủ sở hữu truyền thống, để đánh dấu thời điểm bắt đầu xây dựng viễn vọng kính SKA.
Ông Ed Husic nói “Hôm nay là một ngày chưa từng có, chúng ta có những người làm việc cùng nhau vì lợi ích quốc tế, để hiểu cách vận hành của vũ trụ và có thể mở ra các cơ hội, không chỉ về mặt công việc của các nhà khoa học của chúng ta, mà cả ngành công nghiệp, và doanh nghiệp".
"Đây cũng truyền cảm hứng cho thế hệ các nhà tư tưởng tiếp theo của các nhà khoa học, những người trong lãnh vực công nghệ, kỹ thuật và toán học, dựa trên những gì đang xảy ra ngay tại đây”.
Các cột ăng ten giống cây thông Noel, sẽ thu sóng vô tuyến tần số thấp.
Việc thiết lập đài quan sát thiên văn được điều khiển từ xa là một điểm thuận lợi lý tưởng, do được đặt cách xa tín hiệu vô tuyến ở các thành phố và thị trấn.
Viễn vọng kính còn có khả năng bắt tín hiệu ở độ sâu của không gian, cũng như truy ngược lại thời điểm bắt đầu của vũ trụ.
Ông Husic cho biết, Úc tự hào thiết lập viễn vọng kính SKA.
Ông nói “Khi thế giới bắt đầu tìm cách mở khóa những bí mật của vũ trụ, thì thế giới hướng về Úc vì di sản và tài năng to lớn của chúng tôi".
"Chúng tôi biết mình muốn đạt được gì từ nó, nhưng trong suốt cuộc hành trình, bạn sẽ cũng như tìm những thứ khác mà bạn không có ý định".
"Vì vậy, có thể có khoản đầu tư quốc tế này, nơi chúng tôi đã có chính phủ Liên bang và Tây Úc làm việc cùng với các quốc gia khác, để biến điều khả năng này thành một thỏa thuận lớn lao”.
Trong khi đó Giám đốc Viễn vọng kính là bà Sarah Pierce nói rằng, đó là một cơ hội thú vị.
Bà nói “Đối với Úc, đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức một trong những dự án khoa học quốc tế lớn này".
"Vì vậy, đây là một cơ hội rất thú vị cho cộng đồng thiên văn học và cộng đồng Úc nói chung”.
Được biết chủ sở hữu truyền thống của bộ tộc Wajarri Yamajj đã đồng ý về dự án nói trên.
Ông Dwayne Mallard là người đứng đầu về phía bộ tộc trong việc thương lượng.
Ông nói “Giống như tất cả mọi người, chúng ta cần những cơ hội có ý nghĩa".
"Cách tốt nhất để làm điều đó, là có một hệ thống các chiến lược và chính sách về giáo dục cũng như đào tạo và việc làm, được thực hiện theo cách mà chúng ta liên kết nhau".
"Đó là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả chúng ta và chúng tôi muốn bảo đảm rằng, đó là lợi ích tập thể thông qua việc cùng nhau sáng tạo”.
Được biết thỏa thuận cũng bao gồm việc bồi thường về mặt tài chánh.
Ông Millard nói rằng, điều quan trọng là dự án phản ánh và bảo vệ các giá trị văn hóa, của bộ tộc người Wajarri Yamaji.
Những người trông coi truyền thống sẽ được phép giám sát địa điểm, trong suốt quá trình xây dựng, để bảo đảm di sản văn hóa của bộ tộc được bảo vệ.