Harriet Shing nói chuyện tại tòa nghị viện tiểu bang Victoria. Nguồn: SBS

 

 

 

 

 

Đạo luật cấm các liệu pháp điều trị với người chuyển giới đã được quốc hội Victoria thông qua vào thứ Năm ngày 4/2. Những người sống sót, từng vượt qua trở ngại tâm lý và khủng hoảng để bảo vệ cho đạo luật này được thông qua, nay kêu gọi các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác nên làm theo Victoria.

 

 

Sau nhiều lần tranh cãi, thượng viện Victoria đã thông qua đạo luật cấm các hành vi điều trị chuyển giới vào đêm thứ Năm ngày 4/2.

 

 

Kết quả bỏ phiếu này khiến dân biểu quốc hội tiểu bang, Harriet Shing cảm thấy nhẹ nhõm.

 

 

Harriet Shing là dân biểu đầu tiên công khai mình là người đồng tính nữ.

 

 

‘Tôi xin cảm ơn những người đã đứng vững trong nhiều năm qua, để dũng cảm lên tiếng cũng như can đảm thổ lộ những kinh nghiệm mà họ từng gánh chịu.’

 

 

Đạo luật này ban hành sẽ khiến bất kỳ ai có hành vi đàn áp hoặc muốn thay đổi xu hướng về giới tính của một cá nhân, hoặc ép buộc thay đổi giới tính của cá nhân đó, sẽ bị xem là vi phạm pháp luật, có thể nhận hình phạt lên đến 10 năm tù giam.

 

 

Ông  Abanob Saad thuộc tổ chức Những người Trung Đông Kỳ quặc và những người Phi Châu Thiên Chúa Giáo tại Úc. Ông là người giúp đỡ vận động để đạo luật được ra đời.

 

‘Tôi đã gần như sắp sửa bị lâm vào hoàn cảnh đó, nhưng tôi đã sống sót, và đứng vững ở ngay lằn ranh để được an toàn. Nhưng việc đạo luật này được thông qua thật sự quan trọng, bởi vì nếu không có nó thì những người sống sót sẽ không có một sự dẫn đường nào, cũng như nếu đạo luật không ra đời sẽ không có đủ quyền năng để răn đe.’

 

 

 

Đạo luật ra đời rõ ràng là sẽ nghiêm cấm những hành vi can thiệp nguy hiểm đối với người chuyển giới tại những địa điểm thờ phượng, cũng như tại các nơi chăm sóc y tế.

 

 

Tổ chức Hồi giáo cao nhất Úc là Hội đồng Hồi giáo Liên bang tin rằng đạo luật này đi quá xa.

 

 

CEO của tổ chức, ông Keysar Trad nói hội đồng đang chuẩn bị một sự thách thức pháp lý đối với đạo luật này.

 

‘Chúng tôi tin rằng có những nội dung trong đạo luật này tương phản với hiến pháp Úc, và đối với nhiều hiến chương khác, chẳng hạn hiến chương Liên Hiệp Quốc và hiến chương Nhân Quyền. Chúng tôi sẽ ký một hồ sơ thách thức pháp lý.’

 

 

Trong khi đó tổ chức Nước Úc Bình đẳng cho rằng đạo luật này tung ra nhằm bảo vệ trẻ em.

 

 

Giám đốc điều hành của tổ chức, bà Anna Brown, nói đạo luật sẽ khiến các thủ phạm phải đối mặt với pháp luật.

 

‘Tôi thật sự cảm thấy thất  vọng sâu sắc khi các nhóm như Hội đồng Hồi giáo lại nghĩ đến việc thách thức đạo luật này, khi chúng ta thậm chí còn chưa có dịp nhìn thấy đạo luật sẽ tạo ra những điều tốt đẹp như thế nào, và thật sự nó đã có mặt đúng lúc để giáo dục mọi người, cũng như tạo điều kiện cho một sự thay đổi, mà nước Úc đang rất cần lúc này.‘

 

 

Hồi năm ngoái Chính Quyền Vùng Lãnh thổ Thủ đô Canberra và Tiểu bang Queensland cũng đã thông qua các đạo luật nghiêm cấm các hành vi can thiệp hay điều trị cho những người đổi giới.

 

 

Tuy nhiên, Nathan Despott, một trong những người Victoria sống sót, thuộc nhóm Mạng lưới Dũng cảm nói những đạo luật đó không đủ hiệu lực.

 

‘Đạo luật của Victoria đã đi xa hơn và hiệu quả hơn, cũng như trực tiếp giải quyết những hành vi xâm phạm sự đổi giới nhắm đến nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cũng như đạo luật bao gồm rất nhiều tình huống khác nhau. Luật đã thật sự chú ý đến những toan tính cũng như hành vi cụ thể của những kẻ muốn áp đặt sự trị liệu lên những người đổi giới.’

 

 

Just.equal là một chương trình vận động trong cộng đồng Úc, kêu gọi sự bình đẳng và công bằng cho những người thuộc nhóm LGBTIQ (nhóm người đồng tính – lưỡng tính – chuyển giới  tính) ở Úc. Nay cũng kêu gọi các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác làm theo Victoria.

 

 

Phát ngôn nhân của tổ chức Rodney Croome tự tin cho rằng việc này trước sau gì cũng sẽ xảy ra.

 

‘Chúng ta càng áp dụng các lệnh cấm này một cách nhanh chóng khắp cả nước, thì càng bảo vệ được nhiều mạng sống của những người bị hành hạ bởi những hành vi kinh khủng, tàn bạo và nguy hiểm này.’

 

 

 

Viện Tu Chính Luật Tasmania cũng đang thực hiện một cuộc điều tra về vấn đề ngăn cản sự đổi giới của người đồng tính trong tiểu bang.