Điện thoại di động thông minh của chúng ta có thể là một phần quan trọng trong nổ lực kiểm soát dịch Covid-19. Getty Images: Ulrich Baumgarten

 

AUSTRALIA - Chính phủ Liên bang sẽ sớm đưa ra ứng dụng theo dõi số điện thoại, nhằm xác định ai là người được chẩn đoán nhiễm coronavirus COVID-19 có thể đã tiếp xúc gần gũi với những ai, trong trường hợp, cần được kiểm tra hoặc cách ly.

 

Nhưng cho đến nay, ứng dụng này còn nhiều điều chưa rõ.

 

Theo phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Chính phủ,  Stuart Robert, ứng dụng điện thoại thông minh sẽ thiết kế giống theo ứng dụng đang được sử dụng bởi Chính phủ Singapore,

 

Ông nói "Việc sử dụng ứng dụng theo dõi mới này sẽ là tự nguyện và sẽ số hóa quy trình theo dõi số điện thoại hiện tại đang được thực hiện khi một người xét nghiệm bị nhiễm coronavirus,"

 

"Ứng dụng này sẽ bảo đảm cho các cơ quan y tế có thể có được bức tranh đầy đủ và không chỉ dựa vào việc nhớ lại của người bị nhiễm bệnh."

 

Để ứng dụng này ​​hoạt động hiệu quả, hầu hết chúng ta sẽ phải sử dụng ứng dụng này; ước tính rằng ít nhất 40 phần trăm dân số sẽ cần phải sử dụng ứng dụng này để công nghệ này phát huy tính hiệu quả.

 

Nhưng trước khi nhấn nút tải về điện thoại, chúng ta vẫn cần biết nhiều hơn về cách thức ứng dụng này hoạt động và những gì xảy ra với dữ liệu mà ứng dụng này thu thập.

 

Ai sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu của chúng ta?

Ứng dụng của Chính phủ chưa được khai triển và Cơ quan chuyển đổi kỹ thuật số- Digital Transformative Agency đã không trả lời các câu hỏi chi tiết về cách thức hoạt động của ứng dụng này.

 

Nhưng Chính phủ cho biết ứng dụng của Úc sẽ được "thiết kế" dựa theo ứng dụng TraceTogether của Singapore. Vì vậy, bây giờ, đó là ứng dụng để chúng ta biết về cách nó sẽ hoạt động ra sao.

 

Ứng dụng TraceTogether sử dụng sóng Bluetooth để tạo bản ghi nhớ các điện thoại khác cũng có ứng dụng này đang ở  gần, nhưng nó không theo dõi vị trí của các điện thoại đó.

 

Sóng Bluetooth là một giao thức kết nối không dây tầm ngắn, thường được sử dụng để kết nối điện thoại của bạn với loa hoặc tai nghe.

 

Theo phát ngôn viên của ông Robert, dữ liệu của ứng dụng sẽ được mã hóa hoàn toàn, và "những số điện thọai ở gần" sẽ chỉ được chia sẻ với các cơ quan y tế sau khi cá nhân đó có kết quả xét nghiệm nhiễm coronavirus và đồng ý chia sẻ thông tin của họ.

 

Nhưng chúng ta cũng cần biết liệu dữ liệu mà ứng dụng thu thập sẽ được xử lý theo cách tập trung hay phi tập trung, Vanessa Teague, nhà mật mã học và giám đốc điều hành của Thinking Cybersecurance cho biết.

 

Nếu dữ liệu người dùng được xử lý tập trung và bạn bị nhiễm coronavirus, Chính phủ hoặc cơ quan y tế có thể có thể truy cập vào một danh sách các đoạn mã ID được mã hóa cho tất cả các số điện thoại mà bạn đã đứng gần.

 

Chính phủ sẽ "mở khóa" dữ liệu đó hoặc sử dụng dữ liệu đó để thông báo cho các số điện thoại có nguy cơ sẽ bị nhiễm virus.

 

Theo quan điểm của Tiến sĩ Teague, mô hình này đặt ra vấn đề về độ tin cậy và cả quyền riêng tư.

 

Ví dụ, nếu chỉ có một dịch vụ chính phủ có khóa giải mã và khóa giải mã này bị hỏng, chúng ta có thể không nhận được các kết nối quan trọng cần thiết để nhanh chóng xác định những người bị nhiễm khác.

 

Trong khi đó, Apple và Google cũng đang phát triển một hệ thống kỹ thuật số theo dõi số điện thoại mà nó dường như tránh việc thu thập dữ liệu tập trung, theo Tiến sĩ Teague.

 

Khi nào ứng dụng sẽ được tắt và nó có thể được sử dụng cho mục đích nào khác không?

 

Trước khi tung ra công nghệ được thiết kế để kiểm soát đại dịch, chúng ta cần biết khi nào thì “tắt” ứng dụng này đi.

 

Công nghệ ghi lại dữ liệu chúng ta đã đứng gần những ai , ngay cả khi thông tin đó được mã hóa, sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, và có thể được sử dụng trong các bối cảnh khác như các vụ khủng bố.

 

"Điều này phải hoàn toàn hạn chế", Kimberlee Weatherall, giáo sư luật công nghệ tại Đại học Sydney, nói "Nó phải có thời hạn kết thúc  và một số giới hạn theo thời gian thực."

 

Anna Johnston, giám đốc của Salinger Privacy cho biết  để chiếm được lòng tin của công chúng trong việc theo dõi số điện thoại, chúng ta cần "minh bạch thực sự" về cách xử lý dữ liệu của ứng dụng và khi nào dự liệu sẽ được xóa đi.

 

Cụ thể, cô nói, chúng ta cần biết dữ liệu sẽ không được chính quyền sử dụng cho mục đích khác - thậm chí để theo dõi một căn bệnh khác.

 

Cô nói "Chúng ta không muốn việc lạm dụng ứng dụng này cho việc khác".

 

Có biện pháp gì để bảo vệ quyền riêng tư?

 

Theo Chính phủ, ứng dụng sẽ phải được đưa qua cớ quan Đánh giá Tác động Quyền riêng tư- Privacy Impact Assessment,  trước khi được đưa ra sử dụng, nhưng vẫn chưa rõ ai sẽ giám sát hoặc nếu có những hình phạt gì sẽ được đưa ra cho việc sử dụng sai.

 

Các dự án dữ liệu y tế của chính phủ trước đây như My Health Record đã phải được tổng kiểm tra lại vấn đề kỹ thuật và pháp lý nghiêm túc sau khi nhận được nhiều bất đồng ý kiến từ công chúng.

 

Hiện cũng không rõ ứng dụng này sẽ tương tác với luật riêng tư như thế nào. Luật riêng tư liên bang, ví dụ, yêu cầu sự đồng ý trước khi thông tin sức khỏe có thể được thu thập.

 

Bà Johnston nói, nếu ứng dụng được thiết kế theo cách ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư của mọi người - điều đó có nghĩa là không có việc thu thập tập trung thông tin sức khỏe hoặc thông tin về số điện thoại  liên lạc  - thì có thể sẽ không cần có sự thay đổi về luật riêng tư.

 

Nhưng ý nghĩa pháp lý phức tạp hơn nếu tại bất kỳ thời điểm nào, một cơ quan có thẩm quyền thu thập thông tin nhận dạng, giả sử, một danh sách các số điện thoại của những người có tiềm năng.

 

Cô nói "Bạn sẽ phải có được miễn trừ của luật riêng tư để thu thập thông tin về tất cả những người mà tôi đã đứng gần, bởi vì tôi không có sự đồng ý từ những người đó

                                                                                                                                     

Công ty nơi bạn làm việc có thể buộc bạn sử dụng ứng dụng này không?

 

Quyền riêng tư kỹ thuật số thường được xây dựng xung quanh ý tưởng về sự đồng ý - khi bạn nhấp vào nút "Tôi đồng ý" (“I agree”) với các điều khoản và điều kiện bạn không đọc khi tải xuống một ứng dụng.

 

Nhưng trong số nhiều người ủng hộ quyền riêng tư và các chuyên gia pháp lý, sự đồng ý không phải lúc nào cũng được coi là cách tốt nhất để bảo vệ quyền riêng tư.

 

Ứng dụng này không phải bắt buộc, vậy chính phủ sẽ bảo vệ người dân như thế nào để không bị phạt hoặc bị hạn chế vì không sử dụng ứng dụng này?

 

Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu người chủ của một công ty nói với nhân viên rằng rằng bắt buộc phải sử dụng ứng dụng này tại nơi làm việc?

 

Tiến sĩ Weatherall hỏi "Có thực sự là sự đồng thuận hay không nếu đó là 'ứng dụng phải tải xuống và sử dụng nó hoặc không được đi làm'?"

 

Ứng dụng theo dõi số điện thoại có phải là câu trả lời chúng ta đang tìm kiếm?

 

Theo dõi số điện thoại bằng công nghệ kỹ thuật số sẽ chấm dứt được đại dịch. Nó chỉ là một công cụ, cùng với nhiều công cụ khác: xét nghiệm rộng rãi, giãn cách xã hội, và theo dõi việc tiếp xúc của con người.

 

Ngay cả Jason Bay, nhà lãnh đạo sản phẩm đang làm việc trên ứng dụng theo dõi số điện của Singapore, đã nói rằng "nó không phải là phương thuốc chữa bách bệnh chống coronavirus".

 

Ứng dụng này có thể ghi lại dự liệu bạn đang ở gần ai đó trong một khoảng thời gian xác định, anh ấy đã viết trong một bài đăng trên nhật ký điện tử (blog), nhưng ứng dụng không thể cho bạn biết nơi nào hoặc trong môi trường nào.

 

Có thể bạn đã ở gần ai đó chẳng hạn, nhưng lúc ấy - ứng dụng không biết được - có một bức tường hoặc cách cửa sổ giữa bạn và người đó.

 

Ông viết "Nếu bạn hỏi tôi liệu có bất kỳ hệ thống theo dõi số điện thoại bằng sóng Bluetooth nào được triển khai hoặc đang được phát triển, ở bất kỳ đâu trên thế giới, đã sẵn sàng để thay thế việc  theo dõi xúc tiếp giữa người với người bằng thủ công hay không, tôi sẽ nói mà không cần phải dè dặt là: Không".

 

Nhà nghiên cứu bảo mật Ashkan Soltani cũng đã nêu chi tiết về nguy cơ dương tính giả khi sử dụng ứng dụng theo dõi số điện thoại bằng sóng Bluetooth.

 

Singapore không hoàn toàn dựa vào ứng dụng của mình. Nước này gần đây đã bắt đầu áp dụng luật cách ly chặt chẽ hơn khi tỷ lệ lây nhiễm bắt đầu tăng trở lại.

 

Bà Johnston nói "Tôi không chấp nhận bất kỳ lý lẽ rằng chúng ta cần từ bỏ quyền riêng tư trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng",

 

"Trên thực tế, những mối quan tâm đó được cân bằng với nhau: sẽ có ứng dụng tốt hơn nếu người Úc tin rằng thiết kế của ứng dụng là lựa chọn bảo mật nhất".