Kỳ nghỉ của bạn đã bị hủy, bạn đã yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ dụ lịch trả lại tiền cho  bạn nhưng  bạn vẫn đang đợi nhận lại tiền của mình hơn một năm sau.

 

 

 

 

Đó là một câu chuyện phổ biến được chia sẻ giữa hàng nghìn người Úc có kế hoạch du lịch bị gián đoạn do đại dịch.

 

 

Các khiếu nại liên quan đến du lịch lên Ủy hội Cạnh Tranh và Người Tiêu Dùng Úc - Australian Competition and Consumer Commission (ACCC) đã tăng 450 phần trăm vào năm 2020, so với năm 2019.

 

 

Các khiếu nại phổ biến nhất đến từ:

 

-Những khách hàng muốn được hoàn tiền sau khi kỳ nghỉ mát mà họ đã đặt hủy do COVID-19.

-Những khách hàng đang chống lại việc phí hủy bỏ hoặc phí dịch vụ đối với các đặt chỗ du lịch bị hủy.

 

 

Tờ New Daily đã nói chuyện với hàng chục du khách bất bình, trong đó có một cặp vợ chồng đã chi hơn 27,900 đô-la cho một kỳ nghỉ ở Nga mà chuyến du lịch chưa bao giờ được thực hiện.

 

 

Mặc dù một số công ty cung cấp dịch vụ dụ lịch đang cung cấp các khoản tín dụng du lịch để sử dụng vào một ngày sau đó, nhưng hầu hết khách hàng - đặc biệt là những người về hưu với tiền mặt hạn chế - chỉ đơn giản là muốn được hoàn lại tiền đầy đủ.

 

 

 

Vì vậy, bạn có thể làm gì trong tình huống này?

Thật không may, các biện pháp bảo vệ pháp lý thông thường theo các điều khoản bảo đảm cho người tiêu dùng của luật tiêu dùng Úc - Australian Consumer Law - khó có thể áp dụng cho các trường hợp hủy do các hạn chế của chính phủ, chẳng hạn như phong tỏa vì đại dịch COVID.

 

 

Phát ngôn viên của ACCC cho biết trong những trường hợp đó, bạn có thể được hoàn lại tiền, hoặc, các biện pháp khắc phục khác như được một món nợ du lịch (travel credit) sẽ phụ thuộc vào các điều khoản và điều kiện đặt chỗ của bạn.

 

 

Người phát ngôn này cho biết: “Các điều khoản và điều kiện sẽ khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể không được hoàn lại toàn bộ - hoặc bất kỳ khoản tiền đặt chỗ nào”.

“Một số điều khoản và điều kiện có thể cung cấp khả năng đặt lại hoặc một khoản được ghi đang được nợ (credit), thay vì hoàn lại tiền cho các đặt phòng bị hủy.”

 

 

Quyền được hoàn lại tiền của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào ba trường hợp:

 

-Công ty hủy đặt chỗ.

-Bạn hủy đặt chỗ.

-Việc đặt chỗ trước không thể thực hiện được do các hạn chế của chính phủ.

 

 

 

Quyền bảo đảm người tiêu dùng của bạn sẽ được áp dụng nếu công ty hủy đặt phòng vì những lý do trong tầm kiểm soát của họ.

 

 

Đối với mọi thứ khác, hãy xem xét kỹ các điều khoản và điều kiện của công ty du lịch của bạn.

 

 

Hãy tìm điều khoản 'bất khả kháng' (force majeure) bao gồm những gì sẽ xảy ra nếu việc đặt trước không thể tiếp tục vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của bạn và của công ty.

 

 

Nếu bạn đặt vé thông qua đại lý du lịch hoặc bên thứ ba khác, các chính sách và điều khoản và điều kiện của cả đại lý và nhà cung cấp dịch vụ du lịch sẽ được áp dụng và bạn cần kiểm tra cả hai.

 

 

 

Vấn đề thời gian

 

Quyền được hoàn tiền đầy đủ của bạn cũng có thể phụ thuộc vào thời điểm bạn đặt chuyến đi, theo giáo sư về quyền người tiêu dùng, Jeannie Paterson, của Đại học Melbourne.

 

 

Giáo sư Paterson cho biết, nếu bạn đặt chỗ trước khi đại dịch coronavirus tấn công và hãng hàng không hủy chuyến bay do lệnh phong tỏa, thì về mặt pháp lý, bạn có quyền được hoàn tiền.

 

 

Ví dụ: nếu bạn đặt vé vào tháng 10 năm 2019 để đến Bali trong kỳ nghỉ tháng 6 / tháng 7 năm 2020 và hãng hàng không đã hủy chuyến bay do COVID, thì bạn được hoàn tiền một cách hợp pháp.

 

 

Giáo sư Paterson nói: “Rất nhiều hãng hàng không đã cấp tín dụng (một khoản bạn được nợ), nhưng trên thực tế, bạn có quyền yêu cầu trả lại tiền của mình hơn là nhận được tín dụng.”

 

 

Trong các tình huống khác, sự việc sẽ trở nên phức tạp hơn một chút.

 

 

 

Điều gì xảy ra nếu bạn hủy.

 

Ví dụ, nếu bạn hủy chuyến bay của mình do lệnh phong tỏa, thay vì chờ hãng hàng không hủy, thì một số hãng hàng không sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã hủy và do đó từ chối hoàn tiền hoặc cấp cho bạn tín dụng.

 

 

Giáo sư Paterson cho biết đó là một "phản ứng thực sự khắc nghiệt", vì đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng.

 

 

Nhưng dù sao thì một số hãng hàng không cũng đang làm điều đó.

 

 

Cô nói: “Bảo hiểm du lịch thường không bao gồm các trường hợp phong tỏa vì COVID.”

Nhiều công ty điều hành du lịch và công ty cung cấp dịch vụ lưu trú sẽ hoàn lại tiền hoặc cấp tín dụng du lịch nếu bạn không thể đi du lịch do COVID.

 

 

Một số công ty sẽ không cung cấp gì cả.

 

 

Các tình huống khác khiến bạn khó đòi lại tiền là nếu bạn đã mua các chuyến bay nội địa từ các quốc gia khác.

 

 

 

Các chuyến bay nước ngoài có các quy định khác nhau.

 

Ví dụ: nếu bạn mua một chuyến bay của một hãng hàng không Ba Lan từ Warsaw đến Krakow, thì các biện pháp bảo vệ của Úc sẽ không được áp dụng và bạn có thể không được hoàn tiền.

 

 

Tuy nhiên, nếu bạn đã đặt một chuyến bay ra khỏi Úc với một hãng hàng không quốc tế, thì luật của Úc sẽ được áp dụng nên bạn vẫn có quyền được hoàn tiền, Giáo sư Paterson nói.

 

 

Đối với phí hủy đặt phòng, cô ấy nói rằng khách hàng không nên buộc phải trả chúng trong trường hợp chính phủ can thiệp và mọi người không thể đi du lịch.

 

 

Giáo sư Paterson nói: “Nếu bạn hủy thực sự gần với thời hạn, bạn có thể mất một khoản nhỏ về phí hủy, nhưng quy tắc chung là bạn có quyền lấy lại số tiền đó vì bạn không thể đi du lịch.”

 

 

Luôn đọc chính sách COVID của công ty điều hành du lịch trước khi đặt vé.

 

 

Nếu có tranh chấp, bạn có thể liên hệ với cơ quan thương mại công bằng tại địa phương để được hỗ trợ.

 

 

Nếu bạn cho rằng nhà cung cấp dịch vụ du lịch đang trình bày sai về quyền được hoàn lại tiền cho chuyến du lịch bị hủy, bạn có thể báo cáo điều này với Ủy Hội Cạnh Tranh và Người Tiêu Dùng Úc  ACCC.

(LH, Theo the newdaily.com.au)