Kiến vàng điên khùng là một loài xâm lấn, hiện đang đe dọa muông thú ở nhiều vùng ở Úc. Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

 

 

Một con chó đánh hơi có tên là Fury hiện giúp cho nhà cầm quyền Úc tiêu diệt những hang ổ cuối cùng của loài kiến vàng hết sức hung hãn. Loại kiến nầy lần đầu tiên được phát hiện tại Úc vào thập niên 1980 có lẽ từ một chiếc tàu chở hàng, chúng phun ra acid formic khi bị tấn công và đã hủy diệt các loài khác như ếch, loại bò sát và các loại chim làm tổ trên mặt đất.

 

 

Chiếc trực thăng đảo vòng xuống thấp trên một ruộng mía ở Queensland, để thả các bẫy chống lại loài vật gây phá hoại mùa màng.

 

 

“Loại kiến vàng điên khùng nầy là một trong các chủng loại hung hãn nhất trên thế giới”.

“Với số lượng đông đảo, chúng có thể thống trị các nguồn lương thực và loại trừ những giống vật khác”.

“Chúng tiết ra một loại acit làm phỏng da, thế nhưng chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng”.

 

 

Được biết loại kiến vàng nầy là mối đe dọa cho vùng phía bắc Queensland.

 

 

Ông Gareth Humphries, người tham gia trong nỗ lực bài trừ loại kiến vàng này, nói: “Một con kiến thì chẳng thể gây nhiều thiệt hại, thế nhưng khi quí vị có hàng triệu con thì chúng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống thiên nhiên tại địa phương".

 

'Chẳng hạn chúng tôi đã liên lạc với nhiều người ở quần đảo Seychelles, họ đã tiêu diệt được loại kiến vàng hung hãn nầy tại những vùng di sản thế giới được bảo tồn của họ”.

 

 

Trong khi đó, một con chó đánh hơi có tên là Fury được huấn luyện để tìm ra các tổ kiến.

 

 

Thuộc giống chó Labrador được 2 tuổi, Fury trở thành một phần tử quan trọng cho toán diệt kiến.

 

Ông Gareth Humphries nói “Con chó cái này được huấn luyện để tìm ra loại hóa chất mà kiến tiết ra, giúp cho chúng tôi phát hiện bất cứ loại kiến nào còn sót trong khu vực, để sau đó chúng tôi có thể kiểm soát cộng đồng tình hình”.

 

 

Ông Scott Buchanan, là giám đốc Quản lý vùng Nhiệt đới, nói: “Những gì chúng tôi làm là lấy mùi vị mà con kiến tiết ra, rồi cho lên các đồ chơi và giấu đi".

 

'Con chó cũng được huấn luyện là không thò mũi vào ổ kiến".

 

"Nó chỉ ngồi yên và đó là một dấu hiệu cho biết ‘tôi đã tìm ra lũ kiến, hãy đến đây và xem những gì tôi đã tìm được”.

 

 

Chương trình tiêu diệt kiến vàng hiện diễn tiến và kết quả rất khích lệ.

 

 

Được biết nước Úc hiện ở giữa chặng đường trong kế hoạch 10 năm, để tiêu diệt loại côn trùng gây phá hoại này.

 

 

Được biết có đến 85 phần trăm loài kiến nầy đã bị tiêu diệt.

 

 

Bà Lori Lach là một nhà sinh thái học tại đại học James Cook cho biết, việc cảnh giác là chuyện luôn luôn cần đến.

 

 

Bà Lori Lach nói “Tìm cách riêu diệt những gì không thấy được, quí vị phải chờ đợi cho đến khi thấy chúng và xử lý vào đúng lúc, đó là một thử thách thực sự".

 

"Khi có những lổ hỗng trong việc tài trợ, thì việc xử lý bị đình hoãn và chuyện nầy giúp cho lũ kiến phát triển thêm”.

 

 

Được biết loài kiến nầy có thể tạo nên những ổ khổng lồ, trong đó chứa đến hàng ngàn kiến chúa chuyên sinh sản.

 

 

Người ta ước tính có đến 20 triệu kiến thợ, sinh sô nẩy nở trong một hecta đất đai.

 

 

Còn trên đảo Christmas vốn là một lãnh thổ của Úc trong Ấn Độ dương, các nhà khoa học cho biết kiến là thủ phạm giết chết hơn 20 triệu con cua đỏ.

 

 

Ông Andrew Cox thuộc Hội đồng Nghiên cứu về các Chủng Loại Gây Thiệt hại vốn là một nhóm bảo tồn thiên nhiên cho biết, kiến là một đe dọa lớn lao cho hệ sinh thái.

 

Ông Andrew Cox nói “Những con kiến ​​này rất khó chịu vì chúng phun axit formic như một cách vô hiệu hóa nguồn thức ăn của chúng, cũng như các động vật và côn trùng khác mà chúng tấn công".

 

“Chúng đến Úc mà không có ký sinh trùng và động vật ăn thịt bình thường, vốn có thể tiêu diệt chúng".

 

"Chúng có thể bao phủ các khu vực rộng lớn ở phía bắc và đông bắc nước Úc".

 

"Khi chúng xâm chiếm một khu vực, thì dường như chẳng còn gì ở đó".

 

"Chúng ăn tất cả sinh vật sống trên mặt đất, côn trùng, loài bò sát, thậm chí cả chim và động vật có vú nhỏ, vì vậy chúng thực sự có hại cho môi trường”.

 

 

Chuyện này không chỉ xảy ra tại Úc, kiến còn là loài mang dịch bệnh quan trọng tại Papua Tân Ghinê, Mauritius và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.

 

Ông  Andrew Cox nói  “Mọi quốc gia trên thế giới đều gặp khó khăn nầy, do mậu dịch thế giới và du lịch gia tăng".

 

"Chẳng hạn loại kiến nầy ẩn nấp rất giỏi trong các thùng hàng, di chuyển khắp thế giới".

 

"Vì vậy chúng ta hiện có một khó khăn ngày càng tăng và chúng ta biết mức độ của loại dịch bệnh gây nguy hại cũng gia tăng”.

 

 

Đặc biệt kiến là một thành phần trong một danh sách dài các loài gây phá hoại và chết chóc, trong đó có loài cóc mía, mèo rừng, heo rừng và lạc đà, cũng như các hiểm hoạ về sinh thái không thể kể hết trên khắp nước Úc.

 

 

Thế nhưng tại Việt Nam, nhiều nhà làm vườn lại muốn có kiến vàng trên các cây bưởi, cam, đặc biệt là mảng cầu xiêm, vì họ tin rằng chúng làm cho trái cây có vị ngọt hơn và xua đuổi các loài kiến đen hay kiến hôi, thường phá hoại các nụ hoa hay trái non.

 

 

Trẻ em tại vùng quê thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng thường bắt trứng kiến vàng để câu cá.