Một người đang được xét nghiệm COVID-19 tại một trạm xét nghiệm di động ở thành phố  Adelaide. Nguồn: AAP

 

 

 

 

Có những lời kêu gọi Nam Úc nên trở thành tiểu bang đầu tiên đề ra ‘các viên chức liên lạc văn hóa’, nhằm giúp việc đưa các thông điệp COVID-19 có tính cách sinh tử đến các cộng đồng di dân và tỵ nạn. Việc nầy diễn ra sau khi học sinh và giáo chức tại trường trường học Thebarton bị buộc phải đóng cửa trong tháng nầy sau một vụ bùng phát coronavirus. Trong khi trường học cung cấp việc hỗ trợ về ngôn ngữ, thì các nhóm đa văn hóa cho SBS biết rằng nhiều học sinh cảm thấy bị lạc lõng trong cộng đồng, chủ nhân và ngay cả gia đình của các em.

 

 

Đó là cú goị điện thoại đã làm thay đổi cuộc sống của các di dân người Việt 18 tuổi, là Yến Trương và Hội Nguyễn, hiện cư ngụ tại Nam Úc.

 

“Trường tôi đã xác nhận có một ca nhiễm COVID-19 và tôi cảm thấy hết sức lo lắng”, Yến Trương.
 


Đó là lời của cô Yến Trương, cô cùng với Hội Nguyễn là học sinh lớp 12, trong số gần 1 ngàn học sinh khác bị buộc phải cách ly, trong một phần ngăn chận một ổ dịch tại Adelaide hồi tháng 8.

 

Trường trung học Thebarton đã bị đóng cửa, sau khi có một học sinh thử nghiệm dương tính với COVID-19.

 

Hội bị xem là người có tiếp xúc gần gũi và với thông báo ngắn ngủi, Hội phải thu xếp hành trang trước khi cảnh sát hộ tống đến một khách sạn để cách ly trong 14 ngày.

 

Hậu quả là Hội mất công việc làm phụ, rồi mẹ và người sống chung cũng bị cách ly.

 

Được biết trường Trung học Thebarton có nhiều học sinh thuộc nguồn gốc đa văn hóa và cho biết, trường có 8 nhân viên hỗ trợ có thể nói hơn 20 thứ tiếng.

 

 

Trường nói rằng đã làm mọi chuyện trong khả năng để hỗ trợ cho các học sinh và nhân viên, được an toàn trong việc tiếp xúc thường xuyên với những người trong trường, bằng tin nhắn hay video.

 

Yến cũng bị cách ly tại nhà và cũng giống như Hội, cô cũng mất việc.

 

Cô cho biết, người chủ chẳng hiểu biết gì về thông điệp COVID-19 và xem cô là mối rủi ro cho doanh nghiệp của họ.

 

“Điều nầy ảnh hưởng đến tình trạng tâm thần của tôi, bởi vì mọi người tại chỗ tôi làm hiện lo ngại về hoàn cảnh của tôi”, Yến Trương.



Trong khi đó, bà Tamara Stewart thuộc hiệp hội Giới trẻ Đa văn hóa Nam Úc nói rằng, đã nhận được các tin tức tràn ngập của các học sinh di dân của ổ dịch Thebarton, và bị chủ nhân kỳ thị cũng như ngay cả chính gia đình của họ nữa.

 

“Chúng được báo cho biết là sẽ không được chào đón khi trở về nhà, bởi vì gia đình họ quan ngại rằng chúng có thể lây nhiễm hay có virút, mà thực sự là không phải chuyện như vậy”, Tamara Stewart.

 

Tổ chức nầy khuyến khích chính phủ tiểu bang hãy tạo ra ‘các nhân viên liên lạc về văn hóa’, tương tự như kiểu mẫu thành công là ‘nhân viên cảnh sát cộng đồng’ của cảnh sát Nam Úc, nhằm phá vỡ rào cản văn hóa, cũng như giảm bớt nỗi lo sợ bị mắc vào một ổ dịch COVID-19.

 

 

Tamara Stewart nói  “Sự kiện có các nhân viên liên lạc cộng đồng đến đó và nói chuyện với các gia đình, hầu làm vơi bớt các thông tin sai lạc và mang lại cho họ những hiểu biết rõ ràng. Điều nầy thực sự là quan trọng đặc biệt, trong các cộng đồng di dân và tỵ nạn”.

 

 

Trong khi đó, một thông cáo cuả Bộ Y Tế Nam Úc cho biết, họ có các thông dịch viên cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính cũng như người tiếp xúc trực tiếp với họ.

 

 

Họ hiện làm việc chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng để bảo đảm các di dân và người tỵ nạn nhận được các thông tin đúng.

 

Thế nhưng với cô Yến qua ước mơ trở thành một cô giáo trong tương lai nói rằng, không có gì thay thế cho sự hỗ trợ của chính con người.

 

Yến Trương nói  “Vâng đó là một ý tưởng rất tốt, bởi vì ngay từ đầu khi tôi gặp một vấn đề khó khăn tại chỗ làm, tôi thực sự muốn có ai đó am hiểu trong lãnh vực đó, giải thích về những chuyện nầy".

 

"Bởi vì nếu tự tôi giải thích, thì họ có thể không tin vào những gì tôi nói”