Cuộc thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa COVID-19 chuẩn bị bắt đầu ở Úc sau khi nhận được ngân sách từ chính phủ liên bang. Đặc biệt đây là cuộc thử nghiệm vắc-xin không dùng kim tiêm đầu tiên ở Úc.

 

 

Chính phủ liên bang hôm nay đã công bố gói ngân sách trị giá 6 triệu đô-la đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ba loại vắc-xin ngừa COVID-19 khác nhau.

 

 

Theo đó, Đại học Melbourne sẽ nhận gần 3 triệu đô-la để phát triển hai loại vắc-xin tiềm năng.

 

 

Còn Đại học Sydney cũng sẽ nhận 3 triệu đô-la cho cuộc thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu của vắc-xin ngừa COVID-19. 150 người đã được lên danh sách cho việc thử nghiệm, chuẩn bị bắt đầu trong năm nay.

 

 

 

 

Các chuyên gia ở Đại học Sydney đã phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 dựa trên DNA. Điều đặc biệt là loại vắc-xin này sẽ được đưa vào người qua da bằng cách bắn hơi, để ngăn việc sử dụng kim tiêm và không gây đau đớn.

 

Những ai sợ kim tiêm có thể sẽ vui mừng khi biết rằng có một lựa chọn khác trong việc chủng ngừa COVID-19.

 

Được biết với cái tên “PharmaJet”, đây là quy trình chủng ngừa COVID-19 không dùng kim tiêm để đưa vắc-xin vào người bằng dòng khí chính xác và mảnh.

 

Các chuyên gia cho biết việc chủng ngừa bằng cách này có thể cho phản ứng tốt hơn so với các loại vắc-xin khác

 

“Bạn sẽ cảm thấy dòng khí này mảnh như sợi tóc và đi thẳng vào trong da,” bác sĩ GP Ginni Mansberg giải thích.

 

“Nó đi thẳng trực tiếp qua da, mà da là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể, và chúng tôi cho rằng vắc-xin đi qua da có khả năng phát huy tác dụng tốt hơn.”

 

Bác sĩ Ginni nói thêm rằng chủng ngừa không dùng kim tiêm cũng sẽ ngăn ngừa ‘tổn thương do kim tiêm’ đối với các nhân viên y tế khi phải làm việc bảo quản vắc-xin

 

Loại vắc-xin của Đại học Sydney hơi khác một chút so với vắc-xin đang được thử nghiệm của Đại học Oxford và Đại học Queensland, cả hai loại nói trên không được phát triển dựa trên DNA.

 

“Đối với vắc-xin dựa trên DNA, chúng ta phải đưa nó vào trong tế bào con người.

“Hệ thống chủng ngừa xịt hơi (air jet), tức chúng tôi cần một thiết bị để đưa vắc-xin vào trong tế bào. Ý tưởng là nó sẽ đẩy DNA vào trong tế bào.”

 

Một khi DNA nằm trong tế bào, nó sẽ sản sinh spike protein (protein dằm) và các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận biết loại protein đó và tạo kháng thể.

 

Bộ trưởng y tế Greg Hunt nói sau khi công bố gói ngân sách  “Chính phủ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu y khoa để thúc đẩy sự phát triển loại vắc-xin đầy tiềm năng này để cứu và bảo vệ mạng người.”

(Theo SBS)