Chiomi and Russell Fujii. Nguồn: SBS Armbruster

 

 

 

 

 

 

75 năm trước, hàng trăm thợ lặn mò ngọc trai người Nhật đã bị trục xuất khỏi nước Úc vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Việc nầy chấm dứt kỹ nghệ một thời rất phát đạt tại bán đảo Torres ở Queensland. Nay những con cháu của họ chuẩn bị lễ Obon, hay Vu Lan, nhằm tưởng niệm những người đã khuất, cũng như đánh dấu những đóng góp về mặt xã hội và kinh tế của một cộng đồng người Nhật đông đảo tại nước Úc thuở trước.

 

 

Họ thờ cúng những người đã khuất, cũng tương tự như những gì cha mẹ họ đã làm.

 

 

Hai anh em Chiomi và Russell Fujii hiện bảo tồn di sản của ông Tomitaro “Tommy” Fujii, một trong những thợ lặn ngọc trai nổi tiếng tại bán đảo Torres.

 

Ngôi mộ của ông nằm trên đảo Thursday, chung quanh là hàng trăm nấm mồ khác của những thợ lặn người Nhật, vốn là những công nhân làm việc theo thời vụ và đã bỏ mình trong công việc.

 

 

Hai anh em chắc chắn rằng họ không quên ngày lễ Vu Lan, ngày mà dân tộc Nhật luôn nhớ đến người đã khuất.

 

Bà Chiomi Fujii nói  “Chúng tôi luôn tưởng nhớ đến họ và ngày 15 tháng Tám, cộng đồng người Nhật tụ tập tại đây cử hành lễ tưởng niệm đặc biệt bằng cách nhắc đến hầu hết tên những người đã khuất”

 

 

Vào giữa thập niên 1880 và năm 1942, các thợ lặn Nhật Bản lặn mò ngọc trai tại bán đảo Torres và cha của ông Russell là một trong những người đó.

 

Ông Russell Fujii “Quí vị biết những gì ông ta đã nói đến, quả thật là một nghề nghiệp nguy hiểm nhưng lại kiếm được ít tiền”.

 

 

Với tiền công lao động rẻ thế nhưng đó là một kỹ nghệ quan trọng tại Queensland, người dân Nhật được phép ở lại Úc, cũng như được miễn trừ trong chính sách nước Úc của người da trắng.

 

 

Đảo Thursday là nơi cộng đồng người Nhật sinh sống đông đảo nhất tại Úc, viện bảo tàng truyền thống bán đảo Torres do bà Vanessa Seekee điều hành cũng có những tưởng niệm.

 

Bà Vanessa Seekee nói “Trong tủ nầy là mẫu mã của một thuyền buồm dành cho những người đi mò ngọc trai, họ sử dụng hàng trăm người làm việc trên khắp khu vực bán đảo Torres”.

 

 

Cũng có những bộ quần áo thợ lặn, những máy bơm hơi bằng tay và các bài báo có liên quan.

 

 

Các hình ảnh của Cộng đồng người Nhật chụp chung với người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, cũng như các chứng tích lịch sử về Đệ Nhị Thế Chiến cũng được trưng bày.

 

Bà Vanessa Seekee nói “Có nhiều chuyện trong lịch sử Nhật Bản, nào là lịch sử về chiến tranh, các câu chuyện về ngọc trai, rồi đến những chuyện của các gia đình ngày xưa quả là cả một kho tàng về lịch sử tại bán đảo Torres”.

 

 

Ngoài các con cháu của những người đã khuất, điều nhắc nhở chính yếu đối với thời gian của người Nhật tại bán đảo Torres là nghĩa trang được liệt kê là di sản.

 

 

Cứ 10 công nhân thời vụ Nhật Bản làm việc tại đây, thì có một người đã chết.

 

 

Có hơn 700 người đã được chôn cất tại nghĩa trang trên đảo Thursday.

 

 

Chẳng có bia mộ, cũng không có tên mà chỉ là những trụ gỗ màu trắng đánh dấu phần mộ của họ.

 

Bà Chiomi Fujii nói “Có nhiều bia gỗ mà cha tôi đã đánh dấu nắm xương tàn của những người qua đời, chúng bị mục rữa và chúng tôi phải thay bằng thanh gỗ mới”.

 

 

Những trụ gỗ mới tại các ngôi mộ đã được chính phủ Nhật Bản tài trợ.

 

 

Sự hy sinh của họ đã là bằng chứng cho hơn 120 năm quan hệ ngoại giao với nước Úc, ông Yamagami Shingo là đại sứ Nhật tại Úc cho biết.

 

Ông Yamagami Shingo nói “Khởi điểm là những thợ lặn và chúng tôi học được rất nhiều kinh nghiệm từ họ, nào là lịch sử, rồi kinh tế thương mại và mối quan hệ về đầu tư bắt đầu ra sao”.

 

 

Còn ông Tommy Fujii đến Úc năm 1925 và hành nghề thợ lặn trong 23 năm, lập gia đình và sinh con đẻ cái khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

 

 

Lo sợ những người Nhật có thể tham gia vào đoàn quân Nhật đang xâm chiếm, 359 người Nhật đã bị quản thúc và hầu hết bi trục xuất về Nhật vào năm 1946.

 

 

Đại sứ Yamagami cho biết, đó là thời điểm thấp nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, còn không là một tình hữu nghị tốt đẹp

 

“Vì vậy đó là một khoảng thời gian ngắn, thế nhưng đó là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử của hai nước".

 

Ông Yamagami Shingo nói "Thế nhưng nếu quí vị có cái nhìn sâu rộng hơn, thì chúng ta cùng một chiến tuyến hồi Đệ Nhất Thế Chiến, hay ngay cả sau năm 1945, vì vậy đó là một bài học mà chúng ta học được từ những kinh nghiệm của nhau”.

 

 

Được biết ông Tommy Fujii là một trong 3 người Nhật bị quản thúc được phép trở lại bán đảo Torres do ho kết hôn với phụ nữ địa phương.

 

 

Vợ ông sống trên hòn đảo Badu thuộc bán đảo Torres và bà nầy thuộc gốc Hoa.

 

 

Ông Tommy Fujii được quốc tịch Úc và là người trông nom nghĩa trang của những thợ lặn người Nhật.

 

 

Chiomi hồi tưởng những giây phút hãnh diện của gia đình

 

Bà Chiomi Fujii nói "Vì vậy đó là huy chương ông nhận được từ Thiên Hoàng về mối quan hệ giữa Nhật và Úc, ông cũng giống như là một vị đại sứ trong những năm đó”.

 

Hai anh em nhà Jujii hiện thay thế cho vai trò của người cha, khi tưởng niệm những đóng góp phần lớn bị quên lãng trong lịch sử nước Úc.

 

Bà Chiomi Fujii nói “Vì vậy thế hệ trẻ hiện mong muốn được biết thêm về những di sản của họ, tôi nghĩ đó là tại sao ngày Obon hay Vu Lan gây được nhiều quan tâm hiện nay".

 

"Nó gắn kết cộng đồng và thế hệ trẻ với nhau, để hiểu biết và tìm hiểu về các di sản ở nơi nào”.