Tỉ lệ chủng ngừa trong cộng đồng là đều quan trọng để bảo vệ mọi người khỏi bệnh bệnh hầu. Nguồn: CDC on Unplash
AUSTRALIA - Hai trẻ em ở Úc đã phải nhập viện vì bệnh bạch hầu (diphtheria) hiếm gặp. Các em là những trường hợp đầu tiên được báo cáo ở NSW kể từ những năm 1990 và một trong hai em, đứa bé mới biết đi, hiện đang ở phòng chăm sóc đặc biệt.
Hai đứa trẻ, chưa được tiêm chủng, nhà ở bờ biển phía bắc của New South Wales, đã mắc một ca bệnh bạch hầu cổ họng hiếm gặp.
NSW Health đã xác nhận hôm thứ Bảy rằng một đứa trẻ mới biết đi chưa được tiêm phòng đã được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Queensland sau khi mắc căn bệnh dễ lây nhiễm này.
Hiện tại, một người thân trong gia đình, một em bé 6 tuổi, cũng đã cho kết quả dương tính và đã được chăm sóc tại bệnh viện.
NSW Health cho biết các trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở cổ họng này là những trường hợp đầu tiên ở tiểu bang kể từ đầu những năm 1990.
Vào năm 2018, Northern Rivers đã chứng kiến trường hợp mắc bệnh bạch hầu có độc tố đầu tiên sau 17 năm.
Tiến sĩ Paul Douglas từ Đơn vị Y tế Công North Coast cho biết các bác sĩ tại Bệnh viện Tweed nhanh chóng xác định trường hợp nhiễm đầu tiên có khả năng gây chết người.
Ông nói."Các bác sĩ và các nhân viên y tế ở đó đã nhận diện ra ca bẹnh vì họ đã nghi ngờ bệnh bạch hầu ngay lập tức."
“Đứa trẻ không được chủng ngừa và có những đặc điểm cổ điển của những gì ta thấy được với bệnh bạch hầu.”
Các biểu hiện bệnh bao gồm chất lỏng màu xanh xám ở phía sau cổ họng và amidan, sốt và đau họng.
Đứa trẻ đầu tiên được xác định nhiễm bệnh đã được điều trị ban đầu tại Bệnh viện Tweed trước khi được chuyển đến Queensland.
Những đứa trẻ đang được điều trị với thuốc kháng sinh.
Những người tiếp xúc gần gũi khác của cả hai trẻ nhỏ đã được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có thể bao gồm kháng sinh và chủng ngừa.
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm và có khả năng gây chết người. Nó ảnh hưởng đến cổ họng và amidan ở dạng nghiêm trọng nhất, dẫn đến hình thành một lớp màng màu trắng xám khiến người bệnh khó nuốt và khó thở.
Nhiễm trùng cũng có thể khiến cổ sưng tấy, theo NSW Health, trong khi độc tố do vi khuẩn hình thành có thể gây viêm cơ tim và dây thần kinh. Điều đó có thể gây tử vong ở 5 đến 10% số người bị nhiễm bệnh.
Không có nguy cơ tiếp diễn cho cộng đồng rộng lớn hơn nhưng các gia đình nên cảnh giác và xem xét tình trạng tiêm chủng của con mình, Tiến sĩ Douglas cho biết.
Tiến sĩ Douglas cho biết thêm rằng ông lo lắng về sự mệt mỏi và do dự trước vắc-xin sau khi vắc-xin COVID được khai triển.
Ông nói “Chúng ta đã có vắc xin 60 năm nay. Đó là chuyện đáng buồn trước những trường hợp như thế này.”
"Đối với những căn bệnh thực sự căn bản ở trẻ nhỏ này, có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, chúng tôi thực sự khuyến khích mọi người đi tiêm phòng.”
“Bệnh bạch hầu rất hiếm gặp ở Úc do chương trình tiêm chủng lâu đời của chúng ta. Tuy nhiên, căn bệnh này có hậu quả rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.”
"Việc chủng ngừa bệnh bạch hầu là miễn phí và có sẵn từ bác sĩ gia đình của bạn cho tất cả mọi người từ sáu tuần tuổi."
Bác sĩ nhi khoa của Northern Rivers, Chris Ingall cho biết các trường hợp tiếp xúc gần làm nổi bật giá trị của việc tiêm chủng.
Ông Ingall nói với ABC "Trẻ nhỏ không có hệ thống miễn dịch tốt,"
“Bệnh bạch hầu tạo ra một loại độc tố đặc biệt nguy hiểm đối với não, và một khi nó phát triển thì rất khó quản lý. Đó là một căn bệnh rất nghiêm trọng.”
Theo NSW Health, bệnh bạch hầu là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ em cho đến những năm 1940 nhưng hiện nay chủ yếu xảy ra ở các quốc gia có mức độ tiêm chủng kém.
Lây nhiễm qua ho và nhảy mũi (hắt hơi), và cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm.