Rất nhiều các mặt hàng trong một hộ gia đình Úc có thể được vận chuyển bằng các container (thùng “công-ten-nơ” đùng để chứa hàng xuất nhập cảng) vận chuyển. (Getty Images: Paul Taylor)
Nếu bạn xếp hạng những phát minh mang tính quan trọng của nhân loại, rất có thể container vận chuyển (thùng ‘công-ten-nơ’ chứa hàng xuất nhập cảng) sẽ không được xếp hạng đúng mức.
Cái thùng bằng sắt nhạt nhẽo này không bao giờ được đánh giá ngang bằn với những thứ như bánh xe, máy in của Gutenberg, hay mạng internet, phải không?
Theo Anna Nagurney, chuyên gia về quản lý hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa tại Đại học Massachusetts, thì đánh giá trên là không đúng.
Những người am hiểu về công việc vận chuyển hàng hóa, thương phẩm bằng container (thùng ‘công-ten-nơ’) nói rằng những cái thùng bằng sắt này đã làm cho nền tảng thương mại thế giới được thay đổi. (Getty Images: Art Wager).
Giáo sư Nagurney nói với chương trình Late Night Live của đài ABC RN rằng: "Nếu không có phát minh tuyệt vời này ... chúng ta sẽ không có chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta sẽ không có thương mại toàn cầu ở mức như hiện tại".
Và trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng quốc tế hiện nay, cùng với tình huống một số lượng lớn các đơn đặt hàng bị trì hoãn ngày càng tăng, và tình trạng thiếu lao động trên khắp các mạng lưới, tầm quan trọng của những cái thùng bằng sắt nhạt nhẽo này chưa bao giờ rõ ràng hơn thế.
Hầu hết mọi sản phẩm đều được vận chuyển trong thùng ‘công-ten-nơ’.
Tất cả đồ đạc có mặt trong mọi ngôi nhà ở Úc, và bất kỳ nơi chốn nào khác mà bạn có thể nghĩ đến, phần lớn các mặt hàng ở đó đều được chở đến bến cảng bằng thùng công-ten-nơ.
Các mặt hàng này gồm quần áo bạn đang mặc, máy móc gia dụng, thiết bị điện tử mà bạn đang cầm để đọc bài báo này, và cà phê bạn đang uống.
Giáo sư Nagurney nói khoảng 90 phần trăm hàng hóa trên thế giới được chất vào các thùng công-ten-nơ và được vận chở đi bằng tàu biển.
Bà cho biết một lượng hàng hóa trị giá khoảng 14 ngàn tỷ Mỹ kim (18,8 ngàn tỷ Úc kim) được vận chuyển bằng đường biển mỗi năm bằng những công-ten-nơ này.
Nhưng đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn các mạng lưới toàn cầu cung cấp hầu hết những gì chúng ta mua sắm và tiêu dùng.
Khó khăn trong việc tìm cong-ten-nơ vận chuyển
Vinh Thai, chuyên gia hậu cần và vận tải biển tại Đại học RMIT và là người sáng lập Mạng lưới Nghiên cứu Hậu cần Hàng hải Úc Đại Lợi (Australian Maritime Logistics Research Network), cho biết rắc rối bắt đầu xảy ra từ đầu năm ngoái.
Giáo sư Thái nói "Vào lúc ban đầu, các lần phong tỏa và hạn chế đã khiến mãi lực lúc ấy sụt mạnh xuống ... Vì vậy, các con tàu sẽ không cập vào một bến cảng nào đó trong hải trình, hoặc đôi khi bỏ luôn cả chuyến hải hành."
Ông nói rằng điều này dẫn đến "tình trạng nhiều cong-ten-nơ rỗng đã bị bỏ lại ở các bến cảng mà không được nhận lại."
Điều này có nghĩa là vô số thùng cong-ten-nơ đã ở sai địa điểm vào lúc sai thời điểm.
Và Giáo sư Nagurney nói thêm rằng nhu cầu hàng hóa tăng vọt ở nhiều quốc gia.
Bà nói: “Khi đại dịch đang bùng lên, người tiêu dùng muốn mua nhiều loại hàng hóa, như thiết bị tập thể dục, thiết bị văn phòng, máy tính xách tay, đồ nội thất mới cho ngôi nhà của họ.”
"Điều đó đã tạo ra một nhu cầu lớn đối với tất cả các loại sản phẩm khác nhau cũng như nguyên liệu thô."
Thêm vào đó là những vấn đề gần đây khác, như tình trạng thiếu lao động tại các điểm trọng yếu, tắc nghẽn tại các bến cảng ngày càng tăng, và vụ tàu Ever Given chở công-ten-nơ bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez.
Giáo sư Nagurney nói rằng những "sự gián đoạn lớn" này đã khiến mạng lưới rơi vào tình trạng hỗn loạn và có nghĩa là "nhiều nhà bán lẻ hiện đang phải vật lộn để có được các cong-ten-nơ vận chuyển hàng."
Và bà nói sự khan hiếm này đang làm tăng chi phí.
Bà nói "Vào năm 2019, một container 40 feet thường có giá vận chuyển khoảng 2,000 đô Mỹ (2,700 đô Úc) chở từ châu Á đến Mỹ. Vào cuối tháng Chín, vào thời điểm nhạy cảm, giá vận chuyển một cong-ten-nơ như thế có thể có giá tới 25,000 đô Mỹ (33,700 đô Úc). "
"Chi phí vận chuyển cong-ten-nơ đã tăng hơn mười lần trong hai năm. Vì vậy, điều đó làm tăng giá sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng."
Cảng Thượng Hải là cảng cong-ten-nơ lớn nhất thế giới. (Getty Images: Bloomberg)
Giáo sư Thái cho biết tác động có thể trở nên rõ rệt hơn trong những tuần và tháng tới.
Ông nói “Những người tiêu dùng như bạn và tôi sẽ phải đợi lâu hơn để hàng hóa lên kệ tại các siêu thị và tôi dự đoán một số mặt hàng sẽ tăng giá”.
Và tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở Úc, với việc các công ty xuất cảng của Úc cũng gặp khó khăn trong việc tìm được công-ten-nơ - khiến sản phẩm của họ trở nên đắt hơn và kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Giáo sư Nagurney cho biết Trung Quốc - nơi sản xuất hầu hết các thùng công-ten-nơ - đã tăng cường sản xuất các loại thùng cong-ten-nơ nhưng nhu cầu hiện tại và sự khó khăn trong các hệ thống quá lớn.
Sự chậm trễ và giá cả hàng hóa trong lễ Giáng sinh.
Giáo sư Nagurney nói rằng tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mùa Giáng sinh đến gần.
Bà nói "Ví dụ, rất nhiều đồ trang trí lễ Giáng sinh thực sự được sản xuất ở Á châu. Nhưng một số nhà xuất cảng lại ở Âu châu."
"Và nhiều nhà bán lẻ đã mong đợi nhận được nguồn hàng vào khoảng tháng Sau, nhưng rất nhiều mặt hàng vẫn chưa đến. Chúng tôi có nhiều tháng bị trì hoãn trong việc nhận hàng."
Nhân viên làm các sản phẩm Giáng sinh tại một nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Reuters: Aly Song)
Giáo sư Thái nói rằng sự chậm trễ nặng nề và hàng tiêu dùng đắt tiền hơn ở Úc là đều "hoàn toàn có thể xảy ra" trước lễ Giáng sinh.
Ông nói: “Đối với những người có khả năng chi tiêu, điều đó có thể đồng nghĩa với việc chấp nhận tăng giá, với nhận thức rằng Giáng sinh thì một năm chỉ có một lần.”
Vì vậy, Giáo sư Nagurney có một số lời khuyên khi đến cuối năm.
Bà nói "Tôi nghĩ điều đó thực sự quan trọng, nếu bạn muốn mua sắm cho dịp lễ Giáng sinh, bạn nên tính trước việc mua đồ sản xuất trong nước, hoặc có thể tự làm đồ trang trí Giáng sinh và quà tặng Giáng sinh."
900 triệu lon đậu nướng.
Những người ham hiểu về vận chuyển hàng bằng cong-ten-nơ nói rằng Malcolm McLean là một trong những người bị đánh giá thấp nhất thế kỷ 20.
Trước ông McLean, hầu hết thương mại toàn cầu được tiến hành bằng cách xếp dỡ bằng tay tất cả các loại hàng hóa khác nhau lên xuống tàu, một quy trình không hiệu quả và tốn kém.
Sau đó, vào năm 1956, một tài xế xe tải, người Mỹ, đã có một ý tưởng đơn giản - xếp hàng hóa vào các thùng lớn, tiêu chuẩn và cơ khí hóa quy trình khi có thể.
Giáo sư Nagurney cho biết, vào năm đó, việc xếp hàng bằng tay lên một con tàu có giá khoảng 6 đô Mỹ (8 đô Úc) mỗi tấn, trước khi cong-ten-nơ tiêu chuẩn giảm xuống chỉ còn 16 xu Mỹ (21 xu Úc).
Bà nói "Chiếc công-ten-nơ này thực sự đã cách mạng hóa thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu ... bởi vì nói làm chi phí giảm xuống.”
Giáo sư Nagurney cho biết thiết kế của chiếc cong-ten-nơ này hầu như không thay đổi kể từ những năm 1950, có nghĩa là một số tàu hàng có thể chở tới 24,000 chiếc cong-ten-nơ một chuyến.
"Vì vậy, những con tàu lớn hơn có thể chứa 156 triệu đôi giày, 300 triệu máy tính bảng, hoặc, một trong những số liệu thống kê yêu thích của tôi, 900 triệu lon đậu nướng ... Thật là phi thường."
Những nỗ lực của ông McLean đã giúp ông được vinh danh là Người đàn ông của Thế kỷ Hàng hải Quốc tế (Maritime Hall of Fame's Man of the Century) vào năm 2000 và khi ông qua đời vào năm 2001, cáo phó của ông trên tờ Washington Post cho biết "ý tưởng đơn giản có vẻ tầm thường của ông đã biến đổi nền kinh tế và thương mại thế giới."