Ken Jones đứng cạnh ngôi mộ mới của người chú, John Westbury, tại Nghĩa trang Lake Terrace, thành phố Mount Gambier. (ABC South East SA: Sam Bradbrook)

 

NAM ÚC - Hai anh em cùng cha khác mẹ đã chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất hiện được công nhận vĩnh viễn vì cuộc đời và sự phục vụ của họ, hơn một thế kỷ sau khi họ trở về nhà.

 

John Brett và John Westbury, cả hai đều là người Thổ dân Boandik sinh sống ở Limestone Coast, tiểu bang Nam Úc, nhập ngũ cách nhau bốn ngày vào năm 1916 và tham gia chiến đấu ở Mặt trận phía Tây (Western Front).

 

Cả hai đều bị thương tại chiến trận và  trở về nhà, nhưng khi chết, cả hai đều được an táng tại Nghĩa trang Lake Terrace, ở Mount Gambier, trong những ngôi mộ không tên tuổi.

Description: A drone photo of a large blue lake with a cemetery at it's edge.

Nghĩa trang Lake Terrace, bên cạnh Warwar/Blue Lake, ở Mount Gambier, là nơi an nghỉ cuối cùng của John Brett và John Westbury. (ABC South East SA: Bec Whetham)

 

Giờ đây, sau công việc làm cho của gia đình những người anh em cùng cha khác mẹ và những tình nguyện viên tận tụy từ khắp tiểu bang, các cựu chiến binh tưởng nhớ lại cuộc đời và sự phục vụ của họ.

 

Ông Ken Jones, cháu nội của John Westbury, cho biết ông rất tự hào khi thấy tổ tiên của mình được ghi nhận xứng đáng.

 

Ông nói: “Những người thổ dân đã chết hiếm khi được ghi nhận bằng bia đá.”

"Họ nghèo khổ, đã từng có nạn phân biệt chủng tộc, họ bị đuổi khỏi thị trấn, họ không có hoàn cảnh đặc biệt và không đủ khả năng để xây những tấm bia bằng đá.”

"Nếu may mắn, họ có được một cây thánh giá nhỏ bằng gỗ, nhưng cây thánh giá gỗ sẽ mục nát trong vòng vài năm."

 

Tiền, phân biệt chủng tộc dẫn đến những ngôi mộ không tên tuổi.

 

Lễ cung hiến mộ phần cho John Brett và John Westbury là một phần của sáng kiến do tổ chức Cựu chiến binh Thổ dân Nam Úc - Aboriginal Veterans SA -  và Dự án Bia đá cho cựu quân nhân thế chiến thứ nhất, The Headstone Project, khởi xướng.

 

Khi nhiều cựu chiến binh Thổ dân qua đời sau khi trở về nhà, tình trạng khó khăn do phân biệt chủng tộc và các gia đình không có tiền để đặt bia đá đồng nghĩa với việc họ được an táng trong những ngôi mộ không ghi tên tuổi.

 

Cho đến nay, nơi an nghỉ không được ghi tên tuổi của 11 cựu chiến binh thổ dân đã được tìm thấy, và được dựng bia đá tại các nghĩa trang trên toàn tiểu bang.

 

Đồng chủ tịch của Tổ chức Cựu chiến binh Thổ dân Nam Úc, và là người bản địa Ngarrindjeri, ông Frank Lampard, nói "Tôi muốn nói rằng đối với một gia đình trung bình, tiền bạc đôi khi là một thách thức."

Frank Lampard (bên trái) đang giúp gia đình các cựu chiến binh ở những ngôi mộ không tên tuổi xây được bia đá cho nơi yên nghỉ của người đã khuất. (ABC South East SA: Sam Bradbrook)

 

"Trong mọi trường hợp, để  chôn cất cựu chiến binh ở nơi mà họ thực sự muốn được chôn cất là một vấn đề khác liên quan đến tiền bạc.”

 

"Vì vậy, một số người được chôn cất ở nơi xa quê nhà, điều luôn rất đáng buồn từ góc độ văn hóa, và tất cả những điều đó đều rất tốn kém."

 

Việc tìm kiếm những ngôi mộ không được ghi tên tuổi có thể mất hàng giờ điều tra, chủ yếu làm bởi các tình nguyện viên, bằng cách tìm lại hồ sơ chứng tử và ngoài nghĩa trang để xác định vị trí của mộ phần của những cựu chiến binh không được ghi tên tuổi.

 

Dự án Bia đá cho cựu quân nhân đệ nhất thế chiến, The Headstone Project,  cũng đang làm việc để tìm những ngôi mộ không được ghi tên tuổi của các cựu chiến binh không phải thổ dân trên toàn tiểu bang.

 

 

John Brett nhập ngũ năm 1916 khi ông 40 tuổi và mất năm 1946. (ABC South East SA: Sam Bradbrook)

 

John Brownlie, chủ tịch Dự án bia đá cho cựu quân nhân Nam Úc, The Headstone Project SA, cho biết có thể có tới 3.000 cựu chiến binh được chôn cất trong những ngôi mộ không được ghi tên tuổi trong tiểu bang.

 

Ông nói “Với 900 nghĩa trang ở Nam Úc, nếu chúng tôi chỉ tìm thấy ba mộ phần trong mỗi nghĩa trang thì chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian,”

"Tại những nơi như Port Augusta, chúng tôi tìm thấy 19 mộ phần, tại Port Pirie, chúng tôi tìm thấy 22, và tại Mount Gambier, tôi nghĩ sẽ có không dưới 30-35 mộ phần trong nghĩa trang này."

 

 

Cả hai tấm bia đá của John Brett và John Westbury đều được khắc dòng chữ "tưởng nhớ những ngư dân" (“for they were fishers”), một sự khẳng định về di sản thổ dân Boandik và tình yêu nghề đánh cá của họ.

 

Ông Jones cho biết ông rất vui khi phát hiện ra tình yêu với nghề đánh cá mà cha ông truyền cho ông đã bắt đầu từ nhiều thế hệ trước.

Ông nói "Tôi đã trở thành một ngư dân và một nhân viên của ngành thủy dương học, và tôi rất ngạc nhiên khi biết ra rằng chú tôi đã bị bắt bởi cảnh sát khi chú tôi đánh cá bằng lưới cào cá theo kiểu truyền thống ở sông Glenelg."

 

 

Ken Jones nói rằng việc tìm hiểu về tổ tiên  thông qua chương trình hổ trợ xây dựng bia mộ này cho họ đã giúp ông xác định được tình yêu thiên nhiên của ông bắt đầu từ đâu. (ABC Đông Nam SA: Sam Bradbrook)

 

"Thật buồn cười vì cảnh sát đã tịch thu lưới đáng cá của chú tôi, ông ấy không thể bán hoặc giữ lại cá của mình. Theo quyền đánh cá truyền thống, như chúng ta đã biết vào lúc này, ông ấy hoàn toàn đúng khi đánh bắt số cá đó."

 

 

Anh trai của ông, một cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War), được chôn cất trong một ngôi mộ không tên tuổi do gia đình không có tiền tổ chức tang lễ và làm tấm bia đá.

 

Đó là điều mà ông Lampard đã thay đổi kể từ đó như một phần của chương trình.

 

 

Khoảng 70 người đã tham dự lễ cung hiến mộ cho John Brett và John Westbury. (ABC South East SA: Sam Bradbrook)

 

Ông nói "Rất nhiều người đã đế gặp tôi và nói rằng 'Frank, nhóm của ông rất xuất sắc và tuyệt vời, nhưng ông bạn à, vẫn còn rất nhiều việc phải làm,"

"Nói một cách hài hước, tôi xem những lời nói này nói về cá nhân tôi, và khi lên xe trở về nhà, tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời.”

"Tôi biết mình đã làm một điều tốt cho gia đình của các cựu chiến binh và hy vọng là cho toàn thể cộng đồng."