Ảnh: Getty / Getty Images

 

AUSTRALIA - Chính phủ hiện đang xem xét các đệ trình cho một cuộc điều tra liên bang về bệnh tiểu đường, một căn bệnh đang gia tăng trên khắp nước Úc. Một số nhóm - như phụ nữ mang thai, người dân bản địa và những người ở vùng nông thôn hẻo lánh - mắc bệnh này nhiều hơn.

 

Hơn 1,3 triệu người Úc hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường - tức là cứ 20 người trong chúng ta thì có 1 người. Và con số này đang gia tăng.

 

Từ năm 2000 đến năm 2021, số người mắc bệnh tiểu đường gần như tăng gấp ba - từ 460.000 lên 1,3 triệu.

 

Vào tháng 5, chính phủ đã phát động một cuộc điều tra quốc hội về bệnh tiểu đường để hiểu rõ hơn tại sao nó lại gia tăng.

 

Ủy hội hiện đang xem xét hơn 400 đệ trình được thực hiện bởi nhiều tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các cá nhân sống chung với tình trạng này.

 

 

Sự đa dạng của các nhóm được trình bày trường hợp của mình phản ảnh chiều rộng và chiều sâu của vấn đề.

 

Tình trạng này cũng cho thấy các cộng đồng bị ảnh hưởng khác nhau như thế nào.

 

Bác sĩ Matthew Hare, một chuyên gia nội tiết học, có trụ sở tại Darwin và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội Chống Bệnh Tiểu đường trong Thai kỳ - một trong những nhóm đã đệ trình.

"Bệnh tiểu đường ở Úc và Chương trình Dịch vụ Quốc gia Chữ bệnh Tiểu đường đang tạo ra ngày càng nhiều thông tin bằng các ngôn ngữ khác nhau cho người dân nhập cư đến Úc, điều này thật tuyệt vời. Thực sự cần phải xem thêm nguồn lực giáo dục và các chương trình phù hợp, an toàn về mặt văn hóa cho Thổ dân và người dân Vùng Đảo, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn và vùng hẻo lánh mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ."

 

Bác sĩ Matthew Hare nói bệnh tiểu đường khi mang thai không biến mất sau khi sinh nở mà cũng có tác dụng lâu dài.

"Theo dõi bệnh tiểu đường khi mang thai thực sự quan trọng vì nó có mối liên hệ ngắn hạn với các biến chứng khi mang thai như thai nhi lớn hơn, khó sinh, cần phải mổ lấy thai và tiền sản giật. Nhưng bệnh tiểu đường khi mang thai cũng có tác dụng lâu dài. Chúng ta biết rằng khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với lượng đường cao trong máu của người mẹ, chúng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường sau này trong cuộc đời của chúng. Nói cách khác, bệnh tiểu đường khi mang thai gây ra hậu quả giữa các thế hệ."

 

 

Bác sĩ Matthew Hare cho biết hiện nay cứ 5 bà mẹ mang thai thì có khoảng 1 người bị bệnh tiểu đường.

 

Đối với phụ nữ Thổ dân và người dân Vùng Đảo Torres Strait, rủi ro thậm chí còn cao hơn.

 

Điều đó một phần là do trong khi nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thì phụ nữ bản địa lại có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn các nhóm khác.

 

Người Úc bản địa có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gần gấp 3 lần so với những người không phải bản địa.

 

Đó là một trong nhiều lỗ hổng trong kết quả chăm sóc sức khỏe mà Bộ trưởng Y tế Mark Butler cho biết chính phủ của ông muốn thu hẹp.

 

Ông đã phát biểu vào hồi tháng Chín về việc tăng khả năng có được thuốc uống điều trị bệnh thận do tiểu đường - và cần phải làm nhiều hơn nữa.

"Rõ ràng là, mặc dù có những ý định tốt nhất, đầu tư rất đáng kể, nhưng cách cung cấp dịch vụ hiện tại không hiệu quả. Chúng ta cần một cách thức mới để làm việc với cộng đồng, lắng nghe cộng đồng, ý tôi là các cộng đồng của các Cộng đồng Bản địa về những cách tốt hơn để can thiệp, thay đổi hành vi và thu hẹp khoảng cách đó."

 

Đây là một vấn đề khiến Cơ Quan Y tế Nông thôn Quốc gia quan - National Rural Health Alliance - ngại sâu sắc, cơ quan này cũng đã đệ trình cho cuộc điều tra về bệnh tiểu đường.

 

Giám đốc điều hành của tổ chức, bà Susi Tegen,  cho biết sự cô lập về mặt địa lý có thể gây ra nhiều vấn đề cho người bản địa mắc bệnh tiểu đường.

"Nguồn tài trợ cho người Thổ dân và người dân Vùng Eo biển Torres cũng cần tăng lên và cần được hỗ trợ bởi các cộng đồng Thổ dân. Nó phải được đồng lên kế hoạch, trên thực tế và chúng tôi cần thêm sinh viên chăm sóc y tế của Thổ dân và người dân Vùng Đảo Torres Strait, và bằng cách đó, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ cho những người đang ở ngoài kia. Và điều đó cũng áp dụng cho các cộng đồng đa văn hóa."

 

Bà Tegen cho biết mọi người thường quên rằng có bao nhiêu ngành công nghiệp ở nông thôn và vùng hẻo lánh phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

 

Những người từ một số nguồn gốc di cư có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn, cũng như các nhóm tuổi lớn hơn.

 

Bà Tegen lo ngại những người di cư lớn tuổi, ngay cả những người sống cùng gia đình, có thể bị cô lập và thậm chí không nhận ra rằng họ đã mắc bệnh này.

"Không có gì lạ khi mọi người không biết. Làm sao bạn biết được điều gì đó khi trước đây bạn chưa từng có nó? Và họ có thể không hiểu ngôn ngữ hoặc hệ thống ở Úc, nên gặp khó khăn để tìm hiểu hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe tại Úc. Và họ có thể không nói với con cái họ rằng họ bị bệnh. Hầu hết mọi người đều khá nghiêm khắc, đặc biệt là ở nông thôn, vùng nông thôn ở Úc. Nhưng nếu một người đến từ một quốc gia khác và chuyển đến ở vùng nông thôn. Họ có thể nghĩ rằng 'chúng tôi thực sự may mắn ở Úc' nhưng họ thật sự không biết những gì đang chờ đón họ."

 

Cơ Quan Y tế Nông thôn Quốc gia muốn có thêm ngân sách để hướng tới các chương trình nâng cao nhận thức, phát hiện bệnh và phòng ngừa bệnh.

 

Bà Tegen cũng cho biết việc xây dựng - và duy trì một lực lượng lao động đa ngành là rất quan trọng.

 

Điều đó có nghĩa là các chương trình đào tạo từ đầu đến cuối ở các vùng nông thôn và vùng hẻo lánh, nhằm giúp người dân không phải chuyển đi xa để học.

 

Khoảng cách xa cũng làm tăng thêm chi phí vận chuyển thuốc - cũng như gánh nặng tài chính và tinh thần đối với người dân nông thôn Úc khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc chuyên khoa.

"Mọi người phải nghỉ làm, con cái của họ phải được chăm sóc, sau đó họ phải trả tiền chỗ ở trong thành phố, họ phải đi tới đi lui. Tôi không thể tưởng tượng được một người thành phố lại vui vẻ cùng đi với người khác . Chúng tôi lập mô hình và nói 'OK người Bondi Junction, hoặc người Toorak': bạn phải đi đến một nơi nào đó cách đó ba tiếng đồng hồ, và sau đó ở lại đó qua đêm vì cuộc hẹn của bạn diễn ra vào sáng sớm hoặc cuộc hẹn cuối cùng vào cuối giờ làm việc trong ngày."

 

Bác sĩ Hare Matthew cho biết Hiệp hội Phòng chống Bệnh Tiểu đường trong Thai kỳ ở Úc cũng rất quan tâm đến việc tăng khả năng có được dịch vụ chăm sóc chất lượng tốt.

 

Ông muốn thấy nhiều tiền hơn được dành cho công nghệ và tài nguyên. Tuy nhiên, ông nói, căn bản hơn là việc thu ngắn khoảng cách về y tế ở cấp độ dân số.

"Nhắm mục tiêu vào những phụ nữ có nguy cơ đặc biệt cao bằng các chương trình cá nhân hóa là điều tuyệt vời, nhưng thực sự chúng ta cũng cần phải thay đổi môi trường. Đó là môi trường thực phẩm - giải quyết sự bất bình đẳng trong khả năng có được nguồn thực phẩm. Chúng tôi biết rằng phụ nữ không đủ ăn đang gặp khó khăn, vì, có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường. Và chúng ta cũng biết rằng chúng ta đang sống trong một môi trường ngày càng khuyến khích lối sống ít vận động và dễ dàng tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calori cao. Vì vậy, chúng tôi cũng rất ủng hộ những lời kêu gọi từ những người khác, về các chính sách tài chính như sắc thuế đối với cả đồ uống có đường."