Ông David Basham, Bộ Trưởng Nông Nghiệp, nói rằng không có lý do gì gì để loại các ngành công nghiệp ra khỏi các mục tiêu giảm thiểu khí phát thải của Tiểu bang Nam Úc.  (ABC News: Michael Clements)

 

 

 

 

 

Theo Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông Thôn và Các Ngành Công Nghiệp Cơ Bản Tiểu Bang Nam Úc (South Australia’s Primary Industries and Regional Development) , David Basham, giảm lượng khí thải trong nông nghiệp có thể thúc đẩy sự thịnh vượng trong ngành công nghiệp chứ không gây hại cho ngành công nghiệp.

 

 

Các bình luận được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng, Michael McCormack, cho biết Chính phủ Liên bang có thể xem xét cho phép cho ngành nông nghiệp không cần phải đạt được bất kỳ mục tiêu không phát thải nào vào năm 2050 của quốc gia.

 

 

Ông McCormack nói với đài Sky News rằng ông không muốn chính sách phát thải khí car-bon gây ra bất kỳ tổn hại tài chính nào cho vùng nông thôn Úc Đại Lợi.

 

 

Ông nói "Chà, nếu đó là những gì cần thiết, thì đó là những gì cần phải làm, nhưng chúng tôi sẽ không làm tổn thương khu vực nông thôn Úc, chúng tôi sẽ không làm tổn thương những người tuyệt vời đã cung cấp thực phẩm trên bàn của chúng ta".

 

 

Chính quyền tiểu bang Nam Úc đã cam kết đạt được mức phát thải khí car-bon  bằng không vào năm 2050.

 

 

Ông Basham cho biết mục tiêu giảm phát thải khí car-bon của tiểu bang ông sẽ thúc đẩy nhiều cách thức quản lý đất đai khác nhau để giúp những người chăn nuôi gia súc, chẳng hạn như phương thức canh tác giảm thiểu khí thải car-bon.

 

 

Ông nói: “Tôi thấy rất rõ tác động đối nghịch, ở đây trong vùng đất nông nghiệp.”

 

"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thực sự cần các phương pháp quản lý khác nhau, có thể cần nhiều việc làm hơn trong cộng đồng để làm được điều đó. Đối với tôi, có cơ hội thực sự và đôi bên cùng có lợi."

 

 

Ông Basham đã đưa ra những nhận xét đó khi một báo cáo được công bố cho thấy rằng phương thức canh tác giảm khí thải car-bon có thể trị giá tới 84 triệu đô-la một năm cho các vùng đất hoang ở tiểu bang Nam Úc, vào năm 2030.

 

 

Ông nói rằng không có kế hoạch miễn trừ nông nghiệp khỏi các mục tiêu giảm khí phát thải của tiểu bang Nam Úc.

 

 

Ông nói "Việc miễn trừ hiện không được xem xét,"

 

"Tôi không nghĩ rằng cần phải loại trừ bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào.

 

"Việc làm việc với những lĩnh vực đó rất cần thiết để đảm bảo rằng chúng tôi có cơ hội cho họ tận dụng lợi thế, nếu lợi thế đó dành cho họ."

 

 

 

Giám đốc điều hành của công ty Australian Integrated Carbon, Russel Seaman, nói rằng không rõ liệu việc miễn trừ mục tiêu phát thải khí car-bon cho nông nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng bán mức mức thải khí car-bon (carbon credit) của những người chăn nuôi hay không.

 

Ông ấy nói "Nếu bạn được miễn trừ, điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể tạo đơn vị tín chỉ carbon (có thể bán mức phát thải khí do phát thải khí carbon dưới hạn mức cho phép) của Úc?"

 

"Tôi nghĩ tất cả chúng ta cần phải bắt đầu cuộc hành trình, và việc loại trừ các lĩnh vực khác nhau cũng khiến họ không có cơ hội."

 

 

 

Canh tác giảm thiểu khí thải carbon (carbon farming) liên quan đến việc trồng và quản lý cây cối và thảm thực vật để làm tăng lượng carbon được lưu trữ trong đất, do đó tạo ra tín chỉ carbon (carbon credit) có thể bán được.

 

 

Bill McIntosh, chủ tịch các cơ quan quản lý cộng đồng vùng hẻo lánh (Outback Community Authorities), cho biết ông nghĩ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các doanh nghiệp nông nghiệp cố gắng giảm lượng khí thải carbon hoặc tham gia vào quá trình hấp thụ carbon.

 

Ông nói: “Ý kiến ​​cá nhân của tôi là sự trung hòa carbon là thứ mà cuối cùng sẽ trở thành một yêu cầu.”

 

"Và vấn đề là chúng ta làm như thế nào để ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động kinh doanh của mình, và bằng cách xây dựng nó thành cách chúng ta vận hành. Chúng ta thậm chí có thể sử dụng điều đó để có lợi cho mình hơn."

 

 

 

Nam Úc đang tụt hậu

Ông Basham cho biết tiểu bang Nam Úc đứng sau phần còn lại của quốc gia về số lượng các dự án canh tác giảm thiểu khí carbon (carbon farming).

 

 

Ông nói: “Tại thời điểm này, trong khu vực chăn nuôi, chúng tôi chỉ có ba dự án đang hoạt động, liên quan đến khoảng 300 dự án trên toàn quốc, vì vậy chúng tôi chiếm 1%.”

 

 

Ông Basham cho biết luật hiện hành của tiểu bang Nam Úc đang cản trở nhiều dự án canh tác carbon.

 

 

 

Tính thường xuyên là 'cần thiết'

Hiện tại, các hợp đồng thuê đất làm nông kéo dài 42 năm, tuy nhiên có thể được mở rộng lên 100 năm theo sự xem xét của Chính quyền Tiểu bang về Đạo luật Canh Tác (Pastoral Act).

 

 

Ông Seaman cho biết các hợp đồng thuê dài hạn hơn sẽ mang lại sự chắc chắn hơn cho những người chăn nuôi gia súc muốn thực hiện các dự án canh tác carbon.

 

 

Ông nói: “Một trong những yếu tố cần thiết để tạo ra tín chỉ carbon của Úc là tính lâu dài.”

 

"Bạn cần thực hiện một dự án 25 năm, hoặc 100 năm ... vì vậy trong một số các tình huống đó là hợp đồng thuê của bạn theo Đạo luật Đất Canh Tác có thể không đủ dài.”

 

"Vì vậy, họ cần cải thiện các điều luật về chính sách đất canh tác."

 

(Theo abc.net.au)