Logo của Lực lượng Biên giới Úc được nhìn thấy trên đồng phục của một sĩ quan ở Brisbane, Thứ Năm, ngày 3 tháng 9 năm 2015. (Hình ảnh AAP/Dan Peled) Nhà cung cấp hình ảnh: DAN PELED/AAPIMAGE

 

Các nguồn tin chính phủ cấp cao tiết lộ với SBS về các âm mưu nhắm vào các nhà hoạt động trong cộng đồng đa văn hóa, thâm nhập vào các tổ chức và chiếm đoạt công nghệ bí mật. Các nạn nhân đã lên tiếng hoan nghênh các biện pháp mới nhằm trấn áp các điệp viên ở nước ngoài.

 

Ông Mohammed Hashem đã trực tiếp cảm nhận được sự đe dọa của một thế lực từ nước ngoài.

 

Anh họ của ông đã bị chế độ Iran xử tử, còn cha của ông bị đe dọa bởi hoạt động của ông ở Úc.

“Cách họ đối xử với tôi, gia đình tôi và mọi người khác, kể cả những người bên ngoài Iran, điều đó thực sự khủng khiếp."

 

Không phải chỉ có Mohammed Hashem.

 

Các nguồn tin tình báo cấp cao cho biết kể từ năm 2020, hơn 120 hoạt động chống lại sự can thiệp của nước ngoài đã diễn ra thành công.

 

Chẳng hạn như một người trong nội bộ được đề nghị hơn 10.000 đô-la để làm bất cứ điều gì cần thiết "lấy dữ liệu cá nhân".

 

Một đặc vụ nước ngoài đã thuê một điều tra viên tư nhân theo dõi nhà của một người được coi là bất đồng chính kiến và lục lọi rác của họ, và và hỏi cần bao nhiêu tiền thuê sát thủ để khiến kẻ bất đồng chính kiến “biến mất”.

 

Trong một trường hợp nghiêm trọng hơn, cơ quan tình báo nước ngoài đã theo dõi một nhà hoạt động nhân quyền và lập mưu dụ người này ra khỏi nước Úc để “thủ tiêu”.

 

Bộ trưởng Nội vụ Úc Clare O'Neill cho biết.
 

“Điều thực sự đáng lo ngại về vấn đề can thiệp của nước ngoài là nó không đến chỉ từ một quốc gia, mà trên thực tế, chúng tôi thấy khá nhiều quốc gia liên quan, cho dù đó là cộng đồng người Úc gốc Campuchia cần được bảo vệ, cộng đồng người Úc gốc Iran hay những người khác. Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là các nước này đang học hỏi lẫn nhau về cách thức hành động.”

 

 

Để ứng phó, chính phủ đang mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng đặc nhiệm can thiệp nước ngoài tới nhiều cơ quan chính phủ hơn, trong khi lĩnh vực công nghệ cùng tham gia với các trường đại học để có cơ quan giám sát can thiệp chuyên dụng.

 

Hệ thống di cư cũng được xem là vũ khí chủ chốt.

 

Trong số các biện pháp, giám sát chặt chẽ hơn các sinh viên quốc tế đăng ký học trong các lĩnh vực như công nghệ máy bay không người lái - nơi họ có thể tiếp xúc với thông tin nhạy cảm.

 

 

Bà Clare O'Neill cho biết thêm.
 

“Chúng ta cần phải cẩn thận, có những thông tin nhạy cảm, đặc biệt là trong nghiên cứu sau đại học và chúng ta cần bảo đảm những sinh viên đó đến đây để học và không phạm tội trộm cắp tài sản trí tuệ."

 

 

Những người bị phát hiện là đặc vụ nước ngoài - có thể bị trục xuất.
 

 

Người phát ngôn Nội vụ của phe đối lập, ông James Paterson, đang tìm kiếm nhiều biện pháp hơn để chống lại các mối đe dọa trên mạng xã hội và các hình phạt cứng rắn hơn.
 

“Khi mọi người không bị buộc tội, không bị kết án, không bị tống vào tù, họ không cảm nhận được hậu quả. Việc chỉ được yêu cầu lên máy bay và trở về nhà không phải là yếu tố ngăn chặn đủ mạnh để ngăn chặn hoạt động này xảy ra ở nước ta. Chúng ta cần xem xét thêm các hình phạt để mọi người thực sự cảm nhận được hậu quả của việc tham gia vào hoạt động can thiệp của nước ngoài và gián điệp."

 

 

Nhưng phe đối lập lại ủng hộ một phần quan trọng của các biện pháp: hỗ trợ có mục tiêu cho các cộng đồng đa văn hóa.
 

“Đây là một vấn đề thực sự nghiêm trọng và quan trọng trong cuộc sống của họ và cho đến nay, chính phủ Úc vẫn chưa cung cấp nhiều hỗ trợ cho họ. Điều đó sẽ thay đổi với những cải cách của chúng tôi."
 

 

Ông Mohammed Hashem nói đó chỉ là sự khởi đầu.
 

“Thật ấm lòng khi họ quan tâm đến chúng tôi, nhưng thành thật mà nói thì điều đó là chưa đủ. Chúng ta cần có hành động nghiêm túc hơn từ chính phủ Úc."

 

...để gửi đi thông điệp - bắt nạt người Úc là không thể chấp nhận được.