Tổng Chưởng Lý tiểu bang NSW, Mark Speakman/ hình chụp 1 màn hình về thông tin quảng bá chương trình chống phân biệt chủng tộc trên một chiếc điện thoại di động , Nguồn: SBS News

 

 

Ủy ban Nhân quyền Úc ghi nhận sự gia tăng các khiếu nại phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, đặc biệt là chống lại người Úc gốc Á. Việc này đã thúc đẩy chính phủ New South Wales khởi động một chiến dịch mới nhắm vào sự thù ghét và bài ngoại, bao gồm cả hành động lăng mạ trên mạng.

 

Các cuộc tấn công vào những người Úc có nguồn gốc đa văn hóa đã trở nên thường xuyên hơn, ngay cả khi Úc đang nỗ lực làm chậm sự lây lan của COVID-19.

 

Sau những vụ lăng mạ và kỳ thị ngày một phổ biến trên phương tiện giao thông công cộng và thậm chí là nơi làm việc, chính phủ New South Wales đã đưa ra một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.

 

Bộ trưởng tư pháp tiểu bang Mark Markman nói rằng chiến dịch này nhằm mục đích giúp các nạn nhân của các mối đe dọa và phân biệt chủng tộc hiểu được các quyền hợp pháp của họ.

 

"Một ​​luật hình sự đã được ban hành vào năm 2018 tại NSW. Luật này quy định các hành vi phạm tội đe dọa hoặc kích động bạo lực trên cơ sở phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng HIV/AIDS của ai đó sẽ bị nhận hình phạt lên tới ba năm tù."

 

Chiến dịch khuyến khích mọi người tố cáo với cảnh sát các mối đe dọa bị lăng mạ, phân biệt và bạo lực. Người phạm tội có thể phải đối mặt với án tù ba năm.

 

Thông điệp của chiến dịch rất đơn giản: các mối đe dọa công khai chống lại một số người trong chúng ta là vấn đề đối với tất cả cộng đồng.

 

Emma không muốn tiết lộ danh tính của mình, vì cô sợ phản ứng dữ dội của cộng đồng.

 

"Chúng gọi tôi là một con gián, luôn luôn dùng những từ ngữ tục tiễu, tôi bị đuổi quay trở về đất nước của mình”.

 

Peter Doukas là Chủ tịch Hội đồng Sắc tộc New South Wales.

 

Ông tin rằng vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được giải quyết ngay lập tức.

 

"Việc này xuất phát cốt lõi từ sự thiếu hiểu. Sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc đang diễn ra và nếu chúng ta không kết thúc nó, việc này sẽ ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta."

 

Các cuộc tấn công gia tăng đã thúc đẩy các tổ chức cộng đồng tiến hành các cuộc nghiên cứu riêng để xem mức độ lăng mạ và lạm dụng lan rộng như thế nào.

 

Simon Chan từ Diễn đàn Trung Quốc tại Úc nói rằng nhiều nạn nhân của các cuộc tấn công có động cơ chủng tộc không biết họ có thể làm bất cứ điều gì để thay đổi hay bảo vệ chính mình.

 

“Họ không biết đi đâu, họ không biết phải làm gì và nghĩ rằng việc báo với cảnh sát thật là hèn hạ. Có rất nhiều người châu Á muốn giữ việc này như một bí mật và họ không muốn tạo ra sự ồn ào”.

 

Một cuộc khảo sát của tổ chức Asian Australian Alliance đã phát hiện gần một nửa các sự cố mà họ đã ghi nhận xảy ra trên đường phố công cộng hoặc vỉa hè, thường là dưới hình thức một cuộc tranh luận chủng tộc.

 

Hơn 60% nạn nhân là nữ và phần lớn số người được hỏi đã báo cáo với cảnh sát.

 

Chiến dịch diễn ra từ ngày 25 tháng 5, bao gồm một podcast và áp phích, gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng lạm dụng thể chất và lời nói không bao giờ được chấp nhận.