Lucy tự hào được nhận huân chuyên nhân dịp Sinh Nhật Nữ Hoàng. Nguồn: Bernadette Clarke/SBS News.

 

 

Nhân dịp Sinh nhật Nữ hoàng năm nay, 933 người Úc có nhiều đóng góp cho cộng đồng đã được vinh danh, với người trẻ nhất là 24 tuổi và 36 người trên 90 tuổi.

 

Huân chương Úc có 6 loại theo thứ tự từ trên xuống đó là Companions (AC), Officer (AO), Member (AM), Oders of Australia Medal (OAM), Public Service Medal (PSM), và Second Bar to the Distinguished Service Medal (DSM).

 

Những người được ghi công là do công chúng đề cử, 933 người, đến từ nhiều lãnh vực khác nhau trong xã hội, từ chính trị gia cho đến những người làm việc tình nguyện. 

 

Bà Lucy Marin, gốc Chile, từng là nạn nhân của chế độ độc tài của Tướng Pinoche. Làm việc cho dịch vụ tư vấn khủng hoảng STARTS của NSW, bà Martin đã dành nhiều thời gian để giúp các nạn nhân vượt qua và hỗ trợ những người tị nạn mới đến.   

 

"Tôi nghĩ người nạn trông chờ vào sứ trợ giúp của cộng đồng vì khó khăn cho họ mới đến. Khác biệt văn hóa, không quen biết ai, trở ngại ngôn ngữ, cảm thấy cô đơn, và còn tệ hơn nếu trải qua khủng hoảng."

 

Năm nay 68 tuổi và chưa bao giờ nghĩ đến chuyện về hưu, bà Marin động viện các phụ nữ.  

 

"Tôi muốn khuyến khích mọi phụ nữ, không phân biệt tuổi tác, hãy tập trung vào cuộc sống của họ, đóng góp cho gia đình và cộng đồng."

 

Hai trong ba người được trao huân chương cao nhất, AC, là phụ nữ, nhưng ở hạng nhì, AO, chỉ có 13 nữ trong khi đến 37 nam.

 

Tổng cộng phụ nữ nhận 290 huân chương AOM, hay 41%, nhiều hơn năm ngoái 1%. Người trẻ nhất là 24 tuổi, và 36 người trên 90 tuổi.

 

Ba người được trao huân chương hạng nhất AC là cựu thủ tướng Tony Abbott, hiệu trưởng Đại học Sydney, bà Belinda Hutchinson, và bà Naomi Milgrom, một nhà từ thiện.

 

Một phụ nữ khác được trao huân chương OAM là Saara Sabbagh, sinh ra trong một gia đình tị nạn Syria, đến Úc khi mới 6 tuổi, là người không ngừng hoạt động giúp phụ nữ Hồi giáo.

 

"Tôi quan tâm bởi vì phụ nữ Hồi giáo bị cho ra rìa, và khi chúng ta đối mặt với tình trạng bài Hồi giáo thì phụ nữ là người bị ảnh hưởng đầu tiên. Vì vậy nói chung tiếng nói của người Việt không được lắng nghe, cho nên tôi làm mọi cách để họ được chào đón và lắng nghe."

 

Bà Sabbagh thành lập tổ chức phụ nữ Benevolence, với mục đích hóa giải những quan niệm sai lệch về Hồi giáo, nhất là kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9.

 

"Benevolence được thành lập như là một nơi an toàn dành cho người Hồi giáo sinh ra ở Úc, người Úc theo đạo Hồi, và là một đường đi an toàn giữa hai văn hóa."

 

Tổ chức Benevolence có những chương trình giáo dục nhằm cổ súy cho sự hài hoà giữa cộng đồng Hồi giáo và các cộng đồng khác ở Úc. Bà Sabbagh nói thường quan niệm của một người thay đổi sau khi lần đầu tiên gặp một người Hồi giáo.

 

"Chính sự tiếp xúc và quan hệ giữa người và người giúp họ thay đổi. Chúng tôi đến nói chuyện trong trường học hay các cơ quan của chính phủ, hay cảnh sát, hay các công ty, bất kỳ nơi nào mà người ta từng có thành kiến về người Hồi giáo. Tôi có thể nhìn thấy sự thay đổi trên khuôn mặt mọi người sau những lần tiếp xúc như vậy."

 

Năm nay đặc biệt trong số được trao huân chương Order Of Australia Medal (OAM) có bác sĩ nhãn khoa gốc Việt, William Trịnh Huy Liêm, trong ban quản trị của hội từ thiện Australian Health Humanitarian Aid (AHHA) chuyên mổ mắt giúp người nghèo.

 

Bác sĩ William nói huân chương AOM không phải cho riêng ông mà là để công nhận công việc từ thiện của hội vốn đòi hỏi công sức của rất nhiều người.