Hình ảnh về một lò mổ không nêu tên ở Úc - Australia SBS

 

AUSTRALIA - Các cơ sở giết mổ động vật của Úc được chứng nhận theo chương trình đáp ứng phúc lợi động vật của ngành này giờ đây sẽ phải lắp đặt hệ thống giám sát để bảo đảm duy trì các tiêu chuẩn an toàn và phúc lợi cho động vật. Việc này xuất hiện sau khi Hội đồng Kỹ nghệ Thịt Úc- Australian Meat Industry Council từ chối những lời kêu gọi tương tự của các nhóm vận động vào năm ngoái.

 

Đây là một sáng kiến bị trì hoãn từ lâu, cuối cùng đã có kết quả.

 

Sau khi các nhà bảo vệ động vật vận động hành lang trong nhiều năm, các lò mổ ở Úc sẽ được yêu cầu lắp camera giám sát.

 

Việc này chỉ áp dụng cho các cơ sở giết mổ gia súc được chứng nhận theo chương trình chứng nhận phúc lợi của ngành.

 

Patrick Hutchinson là Giám đốc điều hành của Hội đồng quản lý ngành thị Australian Meat Industry Council.

"Quy trình mà chúng tôi đang thực hiện sẽ chỉ áp dụng với các cơ sở thuộc chương trình Chứng nhận Phúc lợi Động vật Úc. Họ sẽ sử dụng quy trình đó để đào tạo và giáo dục nhân viên của mình, đồng thời hỗ trợ các cuộc kiểm toán mà họ sẽ trải qua. Đó là vấn đề giáo dục nhận thức. Đó là việc đào tạo và đảm bảo rằng khách hàng của chúng tôi tin tưởng vào quy trình mà chúng tôi đang thực hiện."

 

 

Viên chức khoa học về Động vật trang trại tại RSPCA, Sarah Babington, đã hoan nghênh quyết định này.

“Đây gần như là một quyết định tiến bộ, trải qua rất nhiều cuộc trò chuyện, cuối cùng chúng tôi xin chúc mừng AMIC đã có bước tiến này và chúng tôi mong muốn được làm việc với họ về cách thực hiện việc này.”

 

Năm ngoái, các nhà vận đồng cho động vật thuộc Dự án Minh bạch Trang trại đã lắp đặt camera bí mật tại các lò mổ ở Tasmania.

 

Các đoạn phim phơi bày sự đối xử tàn bạo với động vật trong các trung tâm giết mổ dẫn đến nhu cầu minh bạch ngày càng tăng.

 

Ông Hutchinson cho biết hầu hết các cơ sở đều làm điều đúng đắn.

"Điều chúng tôi muốn thấy là chính quyền các tiểu bang bắt đầu đứng về phía chúng tôi và nâng cao rào cản. Các nhóm chống việc tiêu thụ thịt đang xâm chiếm hợp pháp các cơ sở đó. Không ai trong số họ là thành viên của chúng tôi, họ cũng không thuộc hệ thống này.”

“Họ hoàn toàn hoạt động theo luật pháp của tiểu bang. Chúng tôi muốn thấy luật pháp của tiểu bang áp dụng với chúng tôi và đảm bảo rằng vật nuôi được bảo vệ, bởi vì đó là điều quan trọng nhất đối với quy trình này đối với chúng tôi."

 

Nhưng Jed Goodfellow từ Liên minh Động vật Úc cho rằng điều này chưa đủ.

“Tôi không nghĩ điều này có thể được coi là vấn đề nhỏ, kiểu vài con sâu làm rầu nồi canh. Số lượng bằng chứng về các đoạn phim đã được nhận trong vài năm qua chứng tỏ rằng đây là một vấn đề phổ biến trong ngành.”

“Chúng tôi cần có sự minh bạch thực sự. Điều đó cho phép các cơ quan quản lý tiểu bang và liên bang truy cập vào đoạn phim để họ có thể giám sát việc tuân thủ."

 

Theo chương trình mới, các cơ sở giết mổ sẽ phải quay phim quy trình xử lý vật nuôi từ quá trình di chuyển động vật đến cơ sở cho đến khi giết mổ.

 

Đó là một động thái mà Patrick Hutchinson cho rằng chứng tỏ các tiêu chuẩn của họ không ngừng phát triển.

"Tôi nghĩ điều chúng tôi đang thể hiện là sự minh bạch qua việc hợp tác với chính phủ để cho họ thấy các tiêu chuẩn của chúng tôi luôn phát triển. Đây không phải là một cuộc cách mạng, mà là một sự phát triển. Sự phát triển liên tục của chúng tôi để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì đó là điều quan trọng nhất điều."

 

Tuy nhiên, các nhóm ủng hộ động vật cho rằng điều này là chưa đủ và mô tả động thái này là sự tự điều chỉnh.

 

 

Sarah Babington nói rằng hội đồng nên ủng hộ yêu cầu trở thành luật.

"Rõ ràng đây là một bước tiến tuyệt vời để đưa việc này trở thành một yêu cầu theo tiêu chuẩn phúc lợi động vật của ngành. Tuy nhiên RSPCA Australia cũng nên khuyến khích việc lắp máy quay giám sát trở thành yêu cầu phúc lợi động vật tối thiểu bắt buộc trên toàn nước Úc trong tất cả các cơ sở."

 

Các cơ sở giết mổ thuộc hội đồng sẽ phải lắp đặt camera giám sát vào năm 2026.