Alex Comino cầm một vỏ trai bằng gốm. (Ảnh: Được cung cấp, Stefan Andrews Ocean Imaging)
NAM ÚC - Một nghìn vỏ trai làm bằng gốm đã được chôn dưới đáy biển ngoài khơi đảo Kangaroo Island, tiểu bang Nam Úc, để giúp một loài hàu bản địa đang bị đe dọa có nơi sinh sôi nảy nở.
Ủy hội Cảnh quan Đảo Kangaroo (Kangaroo Island Landscape Board) đã hợp tác với một thợ gốm ở tiểu bang Tasmania để thiết kế và xây dựng một rạn hàu bản địa quy mô nhỏ ở vùng biển bờ biển phía bắc Kangaroo Island.
Alex Comino, là nhân viên làm việc trong dự án này, cho biết khái niệm đằng sau các rạn vỏ sò gốm này nhằm tái tạo những gì có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên và những gì mà loài hàu angasi bản địa thích bám vào để sinh sống trong môi trường tự nhiên.
Cô Comino cho biết nghệ nhân gốm sứ, Jane Bamford, đã ở đảo Kangaroo để thực hiện một dự án bảo tồn khác khi hội đồng nói chuyện với bà ấy.
Cô nói: “Chúng tôi đang tìm cách tạo ra một cảnh nhân tạo mô phỏng nhưng có thể phân hủy sinh học của những vỏ sò gốm và đem đặt chúng xuống biển.”
Cô Comino cho biết vỏ sò bằng gồm được cắm xuống biển sẽ cung cấp chất nền lý tưởng cho các sinh vật biển vi mô và vĩ mô cư ngụ và phát triển.
Hơn 1.000 vỏ trai làm bằng gốm đã được sử dụng. (Nguồn: Stefan Andrews Ocean Imaging)
Cô Comino cho biết do những người định cư đến đây từ Âu châu đánh bắt quá mức vào cuối những năm 1800, hàu anngasi đã biến mất, nhưng quần thể lớn hơn đã được tìm thấy ở những nơi có con trai.”
Cô nói: “Những gì họ nghĩ là nguồn cung cấp hàu vô tận, họ thực sự tin rằng sẽ không bao giờ hết hàu, thực tế là hàu đã hoàn toàn cạn kiệt trong vòng 100 năm.”
Hàu angasi bản địa chỉ còn lại rất ít ở một số nơi ở Úc (Ản: Stefan Andrews Ocean Imaging)
Không chỉ những con hàu bản địa bị khai thác quá mức để tiêu thụ mà những người định cư ban đầu còn nạo vét vỏ hàu để nghiền nát chúng để làm vữa xây dựng.
Bà Comino nói: “Rất nhiều con đường và tòa nhà mà bạn thấy ở Adelaide và một số thành phố cổ xung quanh bờ biển phía nam nước Ú được xây dựng bằng vữa làm từ vỏ sò già.”
Ấu trùng hàu bị thu hút bởi vật nền giàu chất canxi, giống như vỏ của chính chúng. (Ảnh: Stefan Andrews Ocean Imaging)
Mặc dù có hàng triệu ấu trùng hầu angasi trôi nổi trên vùng biển ở đảo Kangaroo Island vào mỗi mùa hè, cô Comino nói rằng việc không có bất kỳ vật nền nào có nghĩa là nhiều ấu trùng hàu không thể sống sót.
Cô nói: “Ngay cả khi chúng tìm được nơi nào đó để bán vào sống — có thể là trên trụ cầu cảng hoặc các thứ khác — chúng thường bị những loài săn mồi khác dưới biển bắt khá dễ dàng vì chúng không được bảo vệ.
Việc lắp đặt các rạn vỏ trai gốm được định thời gian theo mùa sinh sản tự nhiên của hàu angas, và những dấu hiệu đầu tiên của sự sống dự kiến sẽ diễn ra trong vòng vài tháng.
Cô Comino cho biết: “Trong khoảng hai năm nữa, những con hàu sẽ đủ trưởng thành để tự đẻ trứng”.
"Vì vậy, hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy một thảm hàu tự duy trì, nơi những con hàu sống trong rạn đá sẽ bắt đầu sinh con."
Hơn 1.000 vỏ trai làm thủ công bằng gốm
Cô Bamford đã làm việc chặt chẽ cùng với các chuyên gia sinh học biển để bảo đảm vỏ trai nhân tạo làm sao cho giống y hệt vỏ trai tự nhiên.
Cô gnoi1 "Trong một dự án như thế này, bạn thực hiện khá nhiều nghiên cứu và bắt đầu xem xét biểu mẫu, đọc tất cả về nó và cố gắng hiểu hệ sinh thái là gì."
Sau khi tạo ra 100 nguyên mẫu gốm để thử nghiệm hình thức của chúng trong môi trường biển, bằng chứng cho thấy những con hàu con đã định cư, được gọi là trứng, đang bám vào các khuôn.
Cô Bamford cuối cùng đã tạo ra 1.000 vỏ trai.
Cô nói: “Về cơ bản, tôi lăn một phiến đất sét lớn để tạo áp lực lên nó để tạo độ bền và sau đó tôi tạo hình ra cho giống vỏ con trai thật.”
Cô Bamford cho biết đất sét, sau khi được nung trong lò nung gốm, là vật liệu lý tưởng cho dự án vì nó không gây ô nhiễm, và sẽ không bị phân hủy trong môi trường biển.
Cô nói "Chúng thực sự được giữ cố định bằng một thứ gọi là hiện tượng hóa lỏng,"
"Nếu bạn có thể nhớ mình đang ở bờ biển và thọc chân vào cát, và cát chứa đầy nước đến mức gần như thể chân bạn dính chặt vào cát, đó là hiện tượng hóa lỏng (liquefaction)."
Mặc dù đã làm việc với đất sét được 27 năm, nhưng bà Bamford chỉ mới bắt đầu hợp tác với các dự án khoa học gần đây để hỗ trợ môi trường sống cho các loài bị đe dọa.
Bà nói: “Khoảng sáu năm trước, tôi bắt đầu thực hiện một dự án với CSIRO ở Hobart nhằm tạo ra môi trường sinh sản nhân tạo cho cá tay đốm (spotted handfish).”
"Từ kinh nghiệm đó, tôi nhận ra rằng có khả năng làm việc trong các dự án bảo tồn với chất liệu đất sét và kể từ đó, đó là điều tôi tập trung vào."
Bà Bamford đã làm việc với các chuyên gia khoa học trong các dự án bảo tồn để bảo vệ các loài bị đe dọa. (Ảnh: Peter Whyte)
Bà Bamford cho biết dự án này là nỗ lực của cả nhóm và đó là một công việc tuyệt vời khi được làm việc cùng với người dân địa phương Đảo Kangaroo, bao gồm cả những người từ tổ chức Kingscote Men's Shed.”
Bà nói "Có rất nhiều người đã góp một phần nhỏ công việc, và vì vậy đây thực sự là một câu chuyện cộng đồng,"
"Thật là một điều vô cùng đẹp đẽ khi tạo ra được một nơi để để cho một loài sinh vật biển sinh sôi nảy nở."