Trở thành người nuôi dưỡng trẻ em ở Úc. Nguồn: AP

 

AUSTRALIA - Trẻ em được đưa đi nuôi dưỡng ngoài gia đình, gởi tới các gia đình khác nuôi là vì nhiều lý do. Có thể đó là do bạo lực gia đình, hoặc tiền sử bị bỏ rơi hoặc lạm dụng thể chất. Hiện tại, ở Úc rất thiếu cha mẹ nuôi, và trong một số trường hợp, cần có những người có trình độ văn hóa cụ thể.

 

Người chăm sóc nuôi dưỡng tạo cho trẻ em và trẻ vị thanh niên một môi trường gia đình an toàn, ổn định và tại các nơi này các em sẽ được nuôi dưỡng trong vài tháng, vài năm cũng có khi suốt đời.

 

Monica (không phải tên thật) và chồng có ba người con nuôi, tất cả đều cùng một mẹ ruột.

"Chồng tôi và tôi được chấp thuận cho nuôi đến ba đưa trẻ từ 0 đến 10 tuổi. Thoạt đầu thì chúng tôi chỉ nghĩ mình sẽ có những đứa trẻ lớn thôi, thế nhưng sau đó chúng tôi được đề nghị là nuôi một bé bảy táng tuổi, con có những vấn đề về phát triển. Tôi vốn là một y tá do đó mà chúng tôi nghĩ sẽ tốt nếu như mình nuôi câu bé. Rồi sau đó thì em gái của cậu sinh ra chỉ sau đó 10 tháng và người ta hỏi chúng tôi có muốn nhận nuôi bé hay không."

 

Renée Carter là Giám đốc điều hành của Adopt Change.

 

Bà nói rằng ở Úc đang thiếu cha mẹ nuôi.

"Trên toàn nước Úc, thực tế có khoảng 46.000 trẻ em được gọi là 'chăm sóc ngoài nhà'. Vì vậy, đó là dịch vụ chăm sóc của chính phủ nơi trẻ em sống xa cha mẹ và chính phủ tổ chức cho các em được chăm sóc nuôi dưỡng bởi họ hàng, hoặc các nhà nuôi dưỡng khác trong khi em chưa tìm được nhà và cha mẹ nuôi cho mình."

 

Bà Carter nói rằng trong một số trường hợp, cần có cha mẹ nuôi từ một nền tảng văn hóa cụ thể.

 

Alanna Hughes là người quản lý chương trình chăm sóc ngoài gia đình của Hiệp hội Nhân từ nhằm Nuôi dưỡng Đời sống Trẻ, cung cấp các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trên khắp vùng rộng lớn của Sydney.

 

Bà nói rằng trẻ em có thể cần được chăm sóc nuôi dưỡng vì nhiều lý do.

"Có rất nhiều lý do khác nhau khiến trẻ em có thể được chăm sóc nuôi dưỡng, lý do chính là vì sự an toàn của các em. Các em không thể sống với gia đình mẹ đẻ của mình và chúng cần sự chăm sóc từ những người chăm sóc ngoài nhà. Đây là lý do chính nhưng cũng có khi trẻ được đưa đi chăm sóc, do hoàn cảnh bi thảm, có thể các thành viên trong gia đình đã qua đời, và có không có ai khác để chăm sóc các em."

 

Bà Carter nói rằng có một ngôi nhà ổn định, an toàn và được nuôi dưỡng bảo bọc là chìa khóa cho sự hồi phục của những đứa trẻ này, những đứa trẻ thường xuyên phải chịu một số dạng chấn thương.

"Đây là những đứa trẻ hàng ngày phải trải qua những thử thách mà chúng ta thậm chí không thể hiểu được, và liệu pháp tuyệt vời nhất thực sự dành cho hầu hết trẻ em là được sống một đời sống của một đứa trẻ, vui chơi, biết rằng có người nấu cho chúng một bữa ăn. Chúng không phải lo lắng về những vấn đề của người lớn, không phải lo lắng sẽ ngủ ở đâu vào đêm hôm đó và đêm tiếp theo."

 

Bà Hughes nói rằng mọi người có thể chung tay thực hiện các hình thức chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau.

"Chúng tôi có tất cả mọi thứ, từ người chăm sóc khẩn cấp ngắn hạn, người chăm sóc dài hạn, người chăm sóc đang tìm kiếm con nuôi hoặc người giám hộ của trẻ em đang được chăm sóc và chúng tôi cũng có người chăm sóc thay thế - vì vậy người chăm sóc chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc khi họ có thể, vì vậy đó có thể là một tháng một lần hoặc hai lần vào cuối tuần trong một tháng. Chúng tôi cũng có những người chăm sóc trẻ em mà họ biết kế hoạch là để chúng trở về nhà với gia đình, và họ ủng hộ con đường đó cũng như gầy d8u7ng5 lại mái ấm cho các em."

 

Luật pháp và các quy trình khác nhau ở mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ, nhưng có một số bước thiết yếu giống nhau cho trên khắp Úc.

 

Bước đầu tiên là liên hệ với cơ quan địa phương là ai và tìm hiểu một số thông tin ban đầu.

 

Bà Hughes cho biết tại NSW, việc các cơ quan phụ trách vấn đề nhận nuôi trẻ sẽ xét duyệt hồ sơ để một người trở thành cha mẹ nuôi, nhưng Bộ Cộng đồng và Tư pháp - Department of Communities and Justice gọi tắt là DCJ mới là nơi chấp thuận để một gia đình nhận trẻ em về chăm sóc.

"Bộ Cộng đồng và Tư pháp DCJ là tổ chức theo luật định, vì vậy họ là cơ quan đưa đứa trẻ vào chăm sóc. DCJ sẽ liên hệ với chúng tôi để nói rằng, 'chúng tôi có một đứa trẻ cần được sắp xếp; bạn có người chăm sóc nào phù hợp không? ”Chúng tôi xem xét hồ sơ của đứa trẻ và những người chăm sóc mà chúng tôi có, và nếu phù hợp, chúng tôi có thể đề xuất. Điều đó không có nghĩa là vị trí đó chắc chắn sẽ tiếp tục, bởi vì một cơ quan khác cũng có thể đề xuất một vị trí, nhưng chúng tôi sẽ đề xuất vị trí đó và sau đó đứa trẻ sẽ vào chương trình của chúng tôi theo cách đó.”

 

Bà Hughes cho biết tại NSW, những người nộp đơn muốn trở thành người chăm sóc nuôi dưỡng cần phải đáp ứng một số yêu cầu ban đầu.

"Một trong những điều đó là bạn là công dân Úc hoặc thường trú nhân. Chúng tôi yêu cầu người nộp đơn phải trên 25 tuổi, nhà phải có phòng ngủ trống. Tất cả người nộp đơn phải trải qua kiểm duyệt và kiểm tra lý lịch tư pháp là có được làm việc với kiểm tra trẻ em hay không. Và chúng tôi yêu cầu chúng phải có sức khỏe thể chất tốt. Nếu họ đáp ứng các tiêu chí này và cuộc phỏng vấn đầu tiên diễn ra suôn sẻ, họ sẽ trải qua một quá trình đánh giá trong đó cơ quan xác định liệu họ có phù hợp để trở thành cha mẹ nuôi hay không và liệu điều này có phù hợp với mong đợi của họ hay không."

 

Bà Hughes giải thích trong một số trường hợp, một đứa trẻ gia nhập gia đình ngắn hạn, có thể cuối cùng sẽ ở lại với họ lâu dài, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

"Khi một đứa trẻ được đưa đi được chăm sóc ngoài nhà, tòa án sẽ ban hành lệnh tạm thời trong một thời gian ngắn để xem liệu các em có thể trở về nhà lại được hay không? Và nếu không, đâu là con đường dành cho các em. Và đôi khi lệnh cuối cùng sẽ được cấp, có nghĩa là đứa trẻ đó sẽ được chăm sóc lâu dài."

 

Bà Hughes nói rằng một số người chăm sóc có thể trở thành người giám hộ hoặc cha mẹ nuôi.

“Nếu bạn là người chăm sóc lâu dài có một đứa trẻ được bạn chăm sóc trong nhiều năm, bạn có thể bày tỏ sự quan tâm, vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ đó là đi theo con đường giám hộ hoặc nhận con nuôi. Vì vậy, nó có những khúc quanh và rẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn và đứa trẻ được bạn chăm sóc."

 

Monica thừa nhận, đặc biệt là khi mới bắt đầu, thật không dễ dàng gì khi đối mặt với sự không chắc chắn trong việc nuôi dạy con cái.

“Chúng tôi chỉ làm cha mẹ với một chút thoáng nghĩ rằng các con sẽ ở lại với chúng tôi cho đến khi chúng bước sang tuổi 18. Và mỗi ngày chúng ở bên chúng tôi, khả năng các con sẽ trở về lại với gia đình sinh ra của chúng ngày càng ít đi, nhưng nó luôn luôn là một thứ gì đó không có cảm giác lâu dài như đứa trẻ được nhận làm con nuôi hoặc đứa con đẻ của chính bạn."

 

Bà Hughes cho biết cơ quan hỗ trợ cha mẹ nuôi có được các công cụ để giúp quá trình chữa bệnh.

"Đa số trẻ em đưa đi nuôi dưỡng đều phải trải qua một số hình thức chấn thương thời thơ ấu, hoặc chấn thương lặp đi lặp lại qua tất cả các loại lạm dụng, hoặc có thể là chúng đã trải qua chấn thương khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, trở thành một người chăm sóc nuôi dưỡng không chỉ là cung cấp một ngôi nhà cho một đứa trẻ. Chúng ta phải nuôi dạy những đứa trẻ này theo cách có hiểu biết về chấn thương và nuôi dạy con cái theo phương pháp trị liệu để giúp những đứa trẻ này chữa lành qua một số chấn thương mà chúng mắc phải.”

 

Trở thành người chăm sóc nuôi dưỡng có thể là một trải nghiệm rất bổ ích, bà  Carter giải thích

"Và đó hoàn toàn là một trải nghiệm bổ ích bởi vì bạn được làm quen với những người nhỏ bé này và quan sát họ phát triển và tiếp cận với các cơ hội cũng như khai thác tiềm năng của họ cho những gì họ muốn có trong cuộc sống."

 

Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ nuôi phải duy trì mối liên hệ với gia đình ruột của các em và tạo điều kiện liên lạc.

 

Nếu bạn hoặc bất kỳ ai bạn biết có thể cần hỗ trợ, hãy gọi Đường dây Chống Bạo lực Gia đình theo số- 1800 656 463, hoặc Đường dây Trợ giúp Bảo vệ Trẻ em theo số- 13 2111.