Justin Hoffman cho biết con gái Clare của ông đã thúc đẩy gia đình đầu tư vào các sản phẩm không chứa hóa chất. (ABC North and West: Arj Ganesan)
Sản phẩm có nguồn gốc từ những nơi không ngờ tới đang thúc đẩy một doanh nghiệp trồng trọt làm ăn phát đạt ở ngoại ô một thị trấn khai thác mỏ ở Nam Úc.
Cơ sở kinh doanh không dùng hóa chất nơi đây trồng tới 60 loại rau khác nhau trên ruộng muối khô cằn.
Justin và Amanda Hoffman đã áp dụng mô hình nông nghiệp được sử ủng hộ của cộng đồng ở Whyalla gần ba năm trước.
Gia nghiệp của họ, có tên là Eyre Peninsula Produce, được thúc đẩy bởi con gái họ từng bị chứng dị ứng nghiêm trọng.
Ông Hoffman nói: “Tôi tin rằng đó không phải là thứ nên được phun trên đồng, không phải thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, mà là hóa chất được phun sau đó để làm sạch rau và tiêu diệt mọi thứ”.
Sản phẩm được trồng bằng phân trộn hữu cơ trên các cánh đồng muối ở ngoại ô Whyalla. (ABC North and West: Kate Higgins)
Và một trong những khách hàng của họ, Kristy Meakim, cũng đồng ý như vậy.
Cô này nói: “Trên thị trường, người ta sử dụng những thứ để làm rau quả chín muồi và đó là thứ mà tôi bị dị ứng.”
Ông Hoffman cho biết ông sớm nhận được sự ủng hộ từ cư dân Whyalla cho những sản phẩm không chứa hóa chất được thu hoạch và được giao trong cùng một ngày.
Ông nói: “Những người quan tâm đến sức khỏe của mình… họ rất vui được mua hàng để ủng hộ chúng tôi”.
"Và những người muốn gặp người trồng trọt ở địa phương. Chúng tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ trong thị trấn."
Iain Bryers, là một khách hàng, cho biết ông đang bị viêm túi thừa (viêm mạc ruột già) và đang tìm kiếm loại rau không có chất phụ gia và thuốc trừ sâu.
Iain Bryers cho biết việc ăn rau tươi không có hóa chất đã cải thiện sức khỏe của ông ấy. (ABC North and West: Arj Ganesan)
Ông Bryers nói: “Gia đình nông gia này làm mọi thứ một cách đúng đắn, theo cách mà mọi thứ đã từng được làm trước đây”.
"Tôi 53 tuổi, rau của gia đình này trồng có vị như hồi tôi còn là đứa bé."
Một mô hình nông nghiệp được ủng hộ của cộng đồng
Nông gia Eyre Peninsula Produce đã bắt chước theo mô hình nông nghiệp được người ta làm từ hồi sau Thế chiến thứ hai nhắm vào tăng cường an ninh lương thực.
Ông Hoffman nói: “Cách được bắt đầu trong việc ngăn chặn nạn đói và mọi thứ khác sau khi chiến tranh kết thúc”.
Khách hàng sẽ hùm tiền lại để mua hạt giống và sau đó họ sẽ giao hạt giống này cho nông dân.
Ông Hoffman nói: “Bằng cách đó, những khách hàng này có một mạng lưới an toàn… họ nhận được phần của mình và có thể chia nhỏ ra”.
Kể từ đó, các mô hình nông nghiệp đượ sự ủng hộ từ phía cộng đồng đã phát triển ở các nước như Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ông Hoffman nói, “Và nó đang bắt đầu xuất hiện trên khắp nước Úc.”
Ông cho biết khách hàng mua một túi rau trong mỗi tuần, và doanh nghiệp có khả năng phục vụ tới 60 khách hàng cùng một lúc.
Ông cho biết việc loại hình kinh doanh này có thể tăng, hoặc giảm, quy mô tùy thuộc vào nhu cầu và loại rau quả có sẵn, trong khi sản phẩm còn dư lại sẽ được bán tại các chợ địa phương.
Nhà kính trên ruộng muối của nông gia Eyre Produce, ở Whyalla, được dựng lên bằng những vật liệu tái chế. (ABC North and West: Arj Ganesan)
Ông nói: “Không phải mọi thứ đều như khách hàng mong muốn. Nhưng đó là những gì chúng ta sẽ phải thích ứng với nó nếu muốn mua sắm tại địa phương”.
“Nhưng quy mô nhỏ như thế này có thể được thực hiện được, và tôi không biết tại sao mô hình này không xảy ra ở mọi cộng đồng.”
"Mô hình này đang giải quyết rất nhiều vấn đề về vận chuyển, và bảo đảm an ninh lương thực cho từng khu vực."
Là một lựa chọn khác ngoài sự lựa chọn siêu thị
Ông Hoffman cho biết doanh nghiệp bị giới hạn bởi lượng nước sẵn có, nhưng, đã áp dụng nhiều cách thức để sử dụng từng giọt một cách khôn ngoan.
Ông Hoffman nói: “Có phải nước quan trọng hơn nhiên liệu không? Chi phí cung cấp thực phẩm cho thị trấn hiện đang tăng cao”.
“Bạn có thể thấy siêu thị Coles và siêu thị Woolworths đang phải vật lộn để bán thực phẩm rẻ hơn mức hiện tại.”
"Nông dân không đáp ứng được yêu cầu của Coles và Woolworths, những siêu thị muốn mua giá rẻ. Chúng tôi không thể bán nông sản cho họ giá rẻ được nữa."
Các doanh nghiệp tái chế rác thải hữu cơ để trồng trọt. (ABC North and West: Kate Higgins)
Hòa hợp với cộng đồng
Ngoài việc được khách hàng ủng hộ, rác thải từ các siêu thị, quán cà phê, ngân hàng thực phẩm địa phương, được sử dụng để làm phân hữu cơ cần thiết để trồng trọt mà không vứt chúng vào bãi rác.
Ông Hoffman nói: “Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã ủng hộ mô hình trồng trọt này.”
"Mô hình này chỉ có thể có hiệu quả với sự hỗ trợ của thị trấn."
Bà Meakim cho biết mô hình này đã giúp xây dựng cộng đồng.
Bà nói: “Một khi tất cả chúng ta hỗ trợ lẫn nhau, và, chúng ta trở thành một guồng máy cùng nhau chạy… Tôi tin rằng đó là con đường phía trước… nó vô cùng quan trọng đối với sức khỏe hiện tại và cải thiện liên tục sức khỏe cơ thể cho cư dân ở cộng đồng chúng ta”.
Góp phần vào thành công đó có Jonathan Hardon, Tricia Gerahty, Shakira Milanese, Robert Murray, Amanda Hoffman, Jack Murray, Justin Hoffman và Clare Hoffman.(ABC North and West: Arj Ganesan)
Việc thiết lập nghề làm vườn cũng mang lại cơ hội việc làm thông qua việc liên kết với Dịch vụ Cầu nối Cộng đồng - Community Bridging Services, là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ những người khuyết tật.
Mô hình này cũng tuyển dụng mọi người thông qua các chương trình dành cho những người đã qua được cơn bệnh tật quay trở lại làm việc.
Ông Hoffman nói: “Một số người trong số họ thật tuyệt vời, nếu không có họ, chúng tôi sẽ không có hạ tầng cơ sở, và chúng tôi sẽ không thể vượt qua mùa hè”.
“Tôi có thể nói với bạn rằng thật khó khăn khi không có máy móc.”
"Và chúng tôi cũng có rất nhiều tình nguyện viên đã tạo ra sự khác biệt, các tình nguyện viên thực sự đã giúp đỡ rất nhiều việc."