Giáo sư Julie Andrews (hàng trước bên trái) là giám đốc của Gabra Biik, Trung tâm nghiên cứu Wurruwila Wutja. Trong tấm hìnn này, cô ấy chụp chung với những người ủng hộ và các thành viên của trung tâm. Nguồn: Được cung cấp / Đại học La Trobe

 

 

 

AUSTRALIA - Kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc đất đai của người Úc Bản địa sẽ được một trung tâm nghiên cứu tìm hiểu để áp dụng vào chăm sóc đất đai Úc và duy trì các di sản văn hóa. Trung tâm này có một cái tên khá dài theo tên Thổ dân - Gabra Biik, Wurruwila Wutja có nghĩa là Đất nước thông minh, Người thông minh - thông qua Đại học La Trobe, sẽ thúc đẩy nghiên cứu cộng đồng và cung cấp không gian an toàn cho các chuyên viên nghiên cứu của các Quốc gia Bản địa.

 

Thúc đẩy trao đổi và học tập văn hóa, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau và gắn kết với người dân của các Quốc gia Bản địa là trọng tâm của một trung tâm nghiên cứu Bản địa mới mới được thành lập tại Đại học La Trobe.

 

Các chuyên viên nghiên cứu cho biết mục đích của trung tâm là hỗ trợ các dự án nghiên cứu cộng đồng Bản địa - cũng như cung cấp một không gian an toàn cho các chuyên viên nghiên cứu của các quốc gia bản địa làm việc.

 

Đây là một trung tâm ảo, và Giáo sư Julie Andrews - một phụ nữ thuộc tộc Yorta Yorta - là giám đốc trung tâm có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực tại các cơ sở của Đại học La Trobe ở Melbourne và các khu vực khác ở Victoria.

 

 

Bà nói rằng trung tâm hướng tới việc có một không gian nơi các chuyên viên nghiên cứu của Thổ dân sẽ làm việc để đồng thời tìm ra các giải pháp chính sách cũng như biện pháp thực tế có tác động tích cực đến cộng đồng Bản địa và không phải Bản địa.

"Trung tâm nghiên cứu mới này được thành lập cũng khoảng hai năm rồi, với mục đích là tạo ra phương pháp nghiên cứu do những người Bản địa có kiến thức thực hiện. Hiện tại, chúng tôi có các dự án nghiên cứu tập trung vào người Thổ dân và dân đảo Torres Strait. Các dự án này xoay quanh các chủ đề được cộng đồng chúng tôi quan tâm. Trung tâm của chúng tôi có thể đưa ra hướng dẫn và cách thức làm việc với các cộng đồng Thổ dân. Chúng tôi có thể phát triển các chương trình nâng cao nhận thức về văn hóa."

 

 

Trung tâm nghiên cứu được biết đến với cái tên Bản địa là Gabra Biik, Wurruwila Wutja - có nghĩa là Đất nước thông minh, Người thông minh, với các từ được lấy từ bốn ngôn ngữ Bản địa.

 

Trung tâm này khác với các trung tâm nghiên cứu khác ở điểm nào?

 

Phó hiệu trưởng Đại học La Trobe là Michael Donovan, một người thuộc tộc Gumbaynggir cho biết sự hợp tác giữa nhân viên Bản địa và không Bản địa cũng như các thành viên cộng đồng là trọng tâm trong quá trình thành lập trung tâm và điều đó sẽ tiếp tục trong tương lai.

"Chúng tôi làm việc với các cộng đồng đa dạng khác nhau trên khắp Victoria và rộng hơn. Chúng tôi đã đến và nói chuyện với cộng đồng. Không chỉ vậy, chúng tôi dành thời gian tương tác với các cộng đồng phù hợp với họ. Chúng tôi tìm hiểu các nhu cầu và những vấn đề trong cộng đồng của họ là gì? Thông qua những cuộc thảo luận đó, chúng tôi tìm ra những việc cần làm để chúng tôi tương tác tốt hơn với cộng đồng."

 

Trung tâm sẽ tập trung vào các dự án thúc đẩy trao đổi văn hóa và học tập trên nhiều lĩnh vực chủ đề.

 

Một dự án đang được thực hiện với Bộ Giao thông vận tải New South Wales, nhằm mục đích điều tra xem kiến thức bản địa có thể giúp cải thiện việc quản lý mạng lưới đường bộ như thế nào.

 

Giáo sư Donovan cho biết cách làm việc của trung tâm là vận dụng kiến thức và thế mạnh của người bản địa trong các lĩnh vực như quản lý đất đai để tìm ra giải pháp cho các nhu cầu và vấn đề của cộng đồng.

"Sức khỏe, môi sinh là các lĩnh vực then chốt của chúng tôi. Giáo dục cũng là một lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi làm việc ở La Trobe. Còn nhiều vấn đề khác mà cộng đồng quan tâm ở các cấp độ khác nhau, trọng tâm khác nhau cũng đã được chúng tôi thảo luận trong các buổi làm việc với cộng đồng. Và nhìn chung, những vấn đề này khá tương đồng giữa các cộng đồng và chúng tôi đã thực hiện một cách thuận tiện."

 

Các chuyên viên nghiên cứu cho biết tham vấn với các cộng đồng Thổ dân nhằm bảo đảm việc chia sẻ kiến thức được thực hiện một cách tôn trọng và đúng đắn về mặt đạo đức được trung tâm đặt ưu tiên hàng đầu.

 

Đối với người Thổ dân và người dân đảo Torres Strait, kiến thức truyền thống bao gồm những hiểu biết và kinh nghiệm về bảo tồn môi trường sinh thái, kiến thức y học, và kiến thức văn hóa, tâm linh.

 

Giáo sư Donovan giải thích tại sao việc chia sẻ kiến thức đó lại quan trọng đến vậy.

"Đó là một nền văn hóa văn minh và quy củ, rút tỉa từ kinh nghiệm của chúng tôi trong hơn một trăm ngàn năm qua trên lục địa Úc. Vì vậy, chúng tôi thực sự hiểu rõ về môi sinh này và hiểu biết về không gian rộng lớn bao trùm vượt lên trên vùng đất rộng lớn của Úc. Và với tư cách là một nền văn hóa văn minh, chúng tôi đã có cơ hội đàm phán, thảo luận và xây dựng những mối quan hệ tích cực. Vì vậy, khi nói đến hệ thống kiến thức của Úc, người Thổ dân đã có rất nhiều kinh nghiệm gắn kết với những quá trình đó."

 

 

Giáo sư Andrews cho biết trung tâm sẽ hoạt động trên khắp các cơ sở của La Trobe ở New South Wales và Victoria - mục đích cũng là mời gọi sự hợp tác trên toàn quốc - và trên toàn cầu.

"Ở giai đoạn này, chúng tôi gọi trung tâm nghiên cứu là ảo, điều đó có nghĩa là nó có thể mang tính toàn cầu. Chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu với các nhóm Bản địa khác trên khắp đất nước và trên toàn thế giới. Vì vậy, chúng tôi đang bắt đầu phục vụ nhu cầu của các cộng đồng Thổ dân của chúng tôi mà nó kết nối với các cơ sở của chúng tôi ở Victoria. Nhưng rất nhiều cơ sở của chúng tôi nằm ở biên giới giữa New South Wales và Victoria. Đối với người Thổ dân của chúng tôi, thì những ranh giới đó không không phải là ranh giới của người Thổ dân, và không có biên giới cũng như ranh giới nào xung quanh sự thông minh trên đất nước và con người của chúng tôi."