Nick Richards cho biết việc nạo vét gần đây không giải quyết được các vấn đề lâu dài tại đô thị Port Macdonnell. (ABC South East SA: Nicholas Ward)

 

NAM ÚC - Khi hoạt động nạo vét tại bến cảng Port Macdonnell ngừng hoạt động, những lo ngại vẫn còn về độ an toàn lâu dài của đê nhân tạo chắn sóng.

 

Nick Richards, là ngư dân địa phương đã được 20 năm, cho biết hoạt động nạo vét của Bộ Hạ tầng Cơ sở và Vận tải (Department of Infrastructure and Transport - DIT) đã không đạt được kết quả mong muốn là dọn sạch phù sa và cỏ dại ở vịnh này.

 

Ông Richards nói “Khi chúng ta đang nói về cỏ dại và cát, tất cả những gì họ làm chỉ là dọn vấn đề từ chỗ này sang chỗ khác,”

"Chúng tôi đang bắt đầu những chiếc thuyền của mình và chúng đầy cỏ dại vì số lượng cỏ dại quá nhiều ở bến cảng.”

 

 

Ông Richards nói rằng việc hút cát từ đoạn đường nối đến cầu cảng sẽ kéo theo cỏ dại và bùn. (ABC South East SA: Nicholas Ward)

 

Ông Richards là một trong những ngư dân được tư vấn về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề cỏ dại và bùn đang diễn ra ở phía sau đê chắn sóng, nơi có tới 60 tàu đánh cá đã hoạt động theo giấy phép có trả tiền cho chính quyền tiểu bang.

 

Ông cho biết việc nạo vét một con kênh dọc theo đê chắn sóng chỉ là một biện pháp ngăn chặn và các kỹ sư phải làm việc với cấu trúc nhân tạo.

 

Ông Richards nói: “Có một cách dễ dàng hơn để làm sạch nó vì trọng lực luôn thắng.

 

“Đáy đại dương cạnh dốc thuyền là nơi sâu nhất của bến cảng.

 

"Phải đào một rãnh lớn bên cạnh để cỏ dại gom lại trong hố, sau đó có điểm để máy xúc đào lên và đem đi chôn lấp".

Ông Richards nói rằng việc bồi đắp ven biển ngay khu bến cảng là một vấn đề đang diễn ra. (ABC South East SA: Nicholas Ward)

 

Roger Cut đã đánh bắt cá tại Port Macdonnell trong 50 năm qua và nói rằng vịnh này sẽ tiếp tục bị bùn bồi đắp.

 

Ông nói: “Bạn có thể thấy nơi chúng tôi đặt cống dẫn nước băng qua đê chắn sóng cách đây nhiều năm để cố gắng tăng dòng chảy tự nhiên.”

"Cát bị bồi vào xung quanh và tụ lại đó."

 

Một kênh từ dốc thuyền (bên trái) đã được nạo vét đằng sau đê chắn sóng. (ABC South East SA: Bec Whetham)

 

Ông Cut cho biết việc mở rộng đê chắn sóng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

 

Ông nói: “Nó giống như khi bạn đào một cái rãnh ở nhà; trời mưa và chất bẩn ngấm vào và rồi nó sẽ tích tụ lại.”

 

Cần bảo trì liên tục

Cả ông Richards và ông Cut đều đồng ý rằng việc bảo trì liên tục bến cảng là rất quan trọng để giữ cho nó có thể hoạt động được đối với những người đánh cá thương mại.

 

Ông Cut nói "Tại Beachport, họ xuống và bơm bùn cát ra ít nhất mỗi năm một lần",

"Đó là những gì chúng ta cần tại đây để giải quyết các chất lắng đọng, rong biển và phân bùn hoặc nó sẽ tiếp tục đầy lên.”

"Họ cần phải làm sạch nó không ít hơn hai năm một lần.”

"Lần dọn dẹp lớn sau cùng là vào năm 2006 và đến nay là đã hơn 10 năm."

 

DIT đã cam kết duy trì các điều kiện vận hành an toàn trong bến cảng. (ABC South East SA: Bec Whetham)

 

Ông Richards cho biết thời gian và chi phí của cuộc nạo vét gần đây là một cơ hội bị bỏ lỡ trong việc lên được một kế hoạch cho một giải pháp lâu dài.

Ông nói "Chúng tôi đã thay đổi tính tự nhiên ở chỗ này và bây giờ chúng tôi phải tiếp tục làm việc với tình trạng này,"

"Nếu không có điểm tích tụ phù sao tự nhiên, chúng ta sẽ phải nạo vét nhiều lần vì vấn đề vẫn chưa được khắc phục."

 

Phát ngôn viên của DIT cho biết trong khi tiến hành tham vấn rộng rãi cho kế hoạch nạo vét, việc đào một cái hố bên cầu cảng không được coi là "giải pháp lâu dài thực tế".

Phát ngôn viên này cho biết: “DIT sẽ tiếp tục theo dõi tảo biển có thể tích tụ trong kênh và dọc theo bãi biển.”

"Nếu sự tích tụ xảy ra, chúng tôi sẽ làm việc với Hội đồng Grant, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA), và bất kỳ cơ quan chức năng nào khác có liên quan để xác định biện pháp can thiệp thích hợp nhất.”

"DIT cùng với hội đồng và cơ quan EPA vẫn cam kết sự an toàn cho tàu bè ra vào bến cảng."