Một người cao niên sử dụng máy tính xách tay. Nguồn: Getty Images/Alistair Berg
Các lớp học do chính phủ tài trợ kéo dài từ 9 tuần đến 6 tháng giúp công chúng khám phá lại những đam mê và những kỹ năng bị bỏ quên của mình. Đã có hơn 100,000 người đăng ký tham gia các lớp học này do TAFE tổ chức. Không ít người đi học vào độ tuổi ngoài 60 gần 70 của mình
Úc đã bắt đầu cho mở cửa lại các hoạt động từ từ, thế nhưng nhiều ngành nghề và việc làm vẫn chưa trở lại bình thường và vẫn còn nhiều người vẫn còn ở nhà.
Không có làm việc thì vẫn có thể tận dụng tối đa tình hình hiện tại bằng cách học một kỹ năng chuyên nghiệp mới hoặc xem lại một niềm đam mê đã mất như những chia sẻ của những người trong cuộc.
Emad Wassef đang có một công việc làm tốt tại một khách sạn thì nổ ra cơn đại dịch coronavirus làm rung chuyển ngành công nghiệp này.
Tỷ lệ lấp đầy khách sạn của Úc giảm xuống chỉ còn một con số theo như Đánh giá Thị trường Khách sạn Châu Á Thái Bình Dương, trong khi cơ quan Thống kê Úc thì cho biết, một phần ba công việc tại khách sạn đã biến mất.
Wassef không tránh khỏi tình trạng này. Ông mất việc sau 17 năm làm việc.
"Thật khó khăn, nhất là sau một thời gian dài làm việc với họ còn bây giờ thì tôi không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai - và điều này thực sự làm tôi căng thẳng."
Ở tuổi 56, Wassef nhanh chóng nhận ra rằng vào cái tuổi đó thì việc cạnh tranh trong thị trường việc làm là một điều không dễ.
“Tôi đã từng làm công việc của kế toán, cũng như làm công việc nhận khách đoàn đặt và giữ chổ cho họ, nhưng tôi không có bằng cấp nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc phải đi học để lấy một số cái chứng chỉ nào đó để chứng nhận kinh nghiệm thực tiễn của mình."
Nhưng các khóa học cũng chẳng rẻ.
Việc đi học lại hay học nâng cao dường như không thể thực hiện được cho đến khi TAFE NSW bắt đầu cung cấp các khóa học miễn phí.
Chương trình này được chính phủ New South Wales tài trợ dành cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19.
Đi học lại là một công việc gì đó rất xa lạ nhưng hiện tại nó là lối ra cho Wassef.
“Với thế hệ của chúng tôi, chúng tôi không quen với việc học trực tuyến nên tôi không biết nơi nào để tìm ra chổ để mà đăng ký học. Tôi đã rất lúng túng nhưng cũng may là tôi có một đứa con trai đang học năm cuối trung học HSC năm nay, nó đã giúp tôi những thứ đó.”
Giáo sư Colette Browning là một chuyên gia tâm lý và lão khoa tại Đại học Liên bang.
Bà nói trong khi mọi người có thể mất hy vọng vì Úc đang bị xoáy vào cơn bão của các tác động kinh tế từ COVID-19, thì việc nhìn xa hơn những lợi ích và kỹ năng mà bạn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn khi bị cô lập là việc nên làm.
“Ý nghĩa hay mục đích cuộc sống có thể là việc mà chúng ta đóng góp của cho xã hội, đó cũng có thể là những việc làm được trả lương hay chỉ là việc chăm sóc gia đình. Trong một đại dịch, nếu mọi người nói rằng đã mất việc thì việc học các kỹ năng mới hay nghề mới đóng góp vào các cơ hội việc làm trong tương lai cũng như thamgai vào sự kích thích tăng trưởng kinh thế vào lúc quốc gia cần như lúc này khi mọi thứ đều đang bi sụt giảm là điều cần thiết.”
Và ông Wassef hiển nhiên đã tìm được một lối ra mới cho cuộc sống của mình, thông qua một khóa học kế toán trực tuyến mà ông sắp hoàn thành.
“Tôi biết rằng mình đang học một điều mới là việc mà khi còn đi làm tôi không có lý do để thực hiện. Việc học hành này tạo động lực cho tôi vì tôi hiểu ý nghĩa và nền tảng của nó. Tôi thực sự có động lực để học vì tôi khao khát học hỏi thêm về kế toán.”
Lyn Rickard, tổng giám đốc phụ trách về digital của TAFE NSW cho biết, các khóa học ngắn hạn được tài trợ miễn phí kéo dài từ 9 tuần đến 6 tháng, và được thiết kế cho người tìm việc, nhằm giúp họ xây dựng các kỹ năng mới trong quá trình cách ly.
Bà nói, các khóa học đã nhận được nhiều sự quan tâm với hơn 100,000 người đăng ký cho đến nay, một số học viên mới là những người đã vào độ tuổi trên 60 gần 70 của mình.
“Và tôi nghĩ điều đó cho chúng ta thấy rằng mọi người đang làm việc lâu hơn và làm việc theo những cách khác nhau có thể đó là việc làm bán thời gian hay tự nguyện làm hết việc chứ không hết giờ chẳng hạn hay có khi là toàn thời gian hết khả năng của mình luôn.”
Giám đốc điều hành Hiệp hội Thông tin và Thư viện Úc - Sue McKerracher nói rằng, các thư viện cũng đang cung cấp các phương tiện trực tuyến để công chúng có thể tiếp tục sở thích và nhu cầu học hỏi của mình.
"Các loại self-help tức những cuốn sách hay những tài liệu hướng dẫn có tính chất hỗ trợ tâm lý mà bạn có thể tải xuống dưới dạng sách điện tử và thông qua các khóa học theo từng bước một sẽ giúp bạn dần dần bước qua khỏi những bất ổn của mình và tiến bộ. Các khóa học được cung cấp miễn phí bởi các thư viện, vì vậy vấn đề còn lại là bạn có thật sự muốn tìm hiểu và muốn học muốn biết hay không."
McKerracher nói, các thư viện nhận thấy rằng có một nhu cầu thực sự về các phương tiện học trực tuyến như là học tiếng Anh, các trợ giúp về công nghệ thông tin, cũng như các kỹ năng khéo tay và thủ công.
“Các tài liệu mà chúng tôi cung cấp trực tuyến có những thứ mà chúng tôi phải mua như là Mango, Road to IELT, nhưng chúng tôi cũng tự phát triển chương trình riêng của mình chẳng hạn như khi bạn nhìn vào tài khoản trực tuyến của bạn mà chúng tôi cung cấp thì thì bạn sẽ thấy trong đó có kênh YouTube và trên kênh đó, bạn sẽ tìm thấy các phiên trợ giúp kỹ thuật tất cả mọi thứ bằng các ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ tiếng Anh.”
Bà nói rằng sự sẵn có của các hỗ trợ trực tuyến bằng ngôn ngữ được tao ra nhắm đến yếu tố cụ thể về nhân khẩu học của khu vực địa phương của bạn.
McKerracher cũng khuyên mọi người nên gọi đến thư viện ở địa phương của mình để biết hơn về các phương tiện có sẳn hoặc gợi ý mà họ có thể giúp.
“Nếu bạn đi đến Burwood ở New South Wales chẳng hạn, thì ở đó họ giao dịch làm mọi việc bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Họ đã có những nhân viên nói những ngôn ngữ đó và những người phát triển thư viện online cũng đã giúp có các phương tiện bằng các ngôn ngữ đó. Thư viện Chatswood đang có các lớp đàm thoại tiếng Anh dạy qua Microsoft Team tức là học trên mạng qua phần mềm này. Do dó có thể thấy, khi có nhu cầu, các thư viện đã thực hiện được điều mà công chúng cần."
Trong khi đó, gần đây Wassef đã chọn học nấu ăn để làm các món ăn truyền thống của mình từ các video trực tuyến.
Ông đã tìm thấy một niềm tự hào lớn về khả năng mới phát hiện của mình đó là nấu ăn.
Tôi đã học cách làm koshari - đó là món ăn từ Ai Cập. Tôi đã học cách làm khoai tây nghiền, thịt bò Stroganoff. Tôi đã học được cách làm rất nhiều thứ, tôi cũng rất vui với việc nấu ăn của mình."
Giáo sư Browning tin rằng các yêu cầu giữ khoảng cách vật lý từ đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội cho mọi người nhìn lại cuộc sống, cũng như những đam mê và tiềm năng của họ.
“Thực sự mà nói là hiện nay tôi đang trải qua thời kỳ khó khăn, tuy nhiên điều mà tôi đã luôn luôn thích làm trong cuộc sống là cố gắng tìm kiếm cơ hội và bắt mình bận rộn bằng một số hoạt động như là những cơ hội trực tuyến này."
Bà khuyên nên bắt đầu với những bước đi nhỏ, nếu việc làm quen với thế giới mạng trực tuyến có vẻ khó khăn hay nản chí lúc ban đầu.
“Có thể tôi sẽ tìm kiếmtrên mạng để xem có thể bắt đầu với cái gì, cũng có thể tôi chọn một thứ gì đó quen thuộc và tham gia vào đó. Nếu thấy thích thì nó sẽ thúc đẩy bạn khám phá thêm.
Đối với những người mới trong việc học tập trực tuyến, Wassef nói, nó không phải là khoa học về cái gì to tát lắm, chỉ cần bạn bắt tay vào và theo đuổi nó trong thời gian rảnh thì bạn sẽ tìm thấy động lực và tầm nhìn mới, bạn sẽ sớm khám phá những khả năng mới cua mình.
“Điều đó không dễ dàng ngay từ đầu nhưng một khi bạn bắt đầu với những thứ bạn yêu thích, nó sẽ giúp bạn có động lực và lạc quan. Nói chung là miễn là mình đừng đánh mất niềm tin thì tôi tin chắc rằng đúng thời điểm thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra cho mình."