Khu bảo tồn động vật hoang dã Arid Recovery đã lập kỷ lục mới về số lượng loài bò sát đếm được nhiều nhất trong một năm. (Đã cung cấp: Arid Recovery)

 

NAM ÚC - Một khu bảo tồn động vật hoang dã ở phía bắc khô cằn trong tiểu bang Nam Úc đã có con số thống kê cao thứ hai các loài động vật bản địa trong vòng 25 năm.

 

Mỗi năm, nhóm nghiên cứu tại khu bảo tồn Arid Recovery, nằm gần Roxby Downs, thực hiện một cuộc khảo sát theo phương pháp sử dụng bẫy  kéo dài một tuần để thu thập dữ liệu về cách các loài động vật có vú và bò sát khác nhau sinh sống trước khi trả chúng về tự nhiên.

 

Tổng giám đốc Katherine Tuft cho biết lượng mưa lớn trên khắp vùng khô cằn của tiểu bang Nam Úc hồi tháng Giêng đã góp phần vào thành công của năm nay, đồng thời lập kỷ lục mới về số lượng loài bò sát đếm được nhiều nhất trong một năm.

 

Tiến sĩ Tuft cho biết 1.045 con vật đã được đếm (theo phương pháp đặt bẫy) trong cuộc khảo sát, 800 trong số đó là các loài bò sát khác nhau.

 

Cô nói "Có rất nhiều tắc kè nhỏ, thằn lằn bóng chân ngắn, cùng những sinh vật khác, và khá nhiều loài động vật có vú, và một vài con ếch, và thậm chí một vài con chim trong chiếc xô đặt bẫy dưới đất của chúng tôi, vì vậy đây là một năm sinh sôi nảy nở" .

 

"Có vẻ như lượng mưa lớn như vậy có sức lan tỏa rất lớn trong việc tăng sự sinh sôi nảy nở các hệ sinh thái sa mạc ở đây.”

 

"Hệ sinh thái ở đây thực sự biết tận dụng những điều kiện tốt để chúng có thể sinh sản rất nhanh và trên thực tế, rất nhiều động vật mà chúng tôi bẫy va đếm được là những con non mới nở hoặc mới sinh."

Nhóm nghiên cứu ở phòng thí nghiệm xác định và đo kích thước động vật trước khi thả chúng trở lại tự nhiên. (Ảnh: Arid Recovery)

 

Phương pháp đếm số lượng bằng cách đặt bẫy là gì?

Đây là phương pháp đếm số lượng các loài động vật bằng cách đặt bẫy (pitfall trapping).

 

Tiến sĩ Tuft nói: “Về bản chất, bạn đào hố ở dưới đất và đặt những chiếc xô vào đó sao cho miệng xô bằng phẳng với mặt đất, và sau đó bạn vây một hàng rào nhỏ bằng lưới ruồi giữa các hàng xô.

 

"Khi động vật đi tới đi lui trong vùng đất của chúng, chúng va vào hàng rào, và tìm cách đi vòng vòng để thoát ra và sau đó rơi vào cái xô.”

 

"Sau đó, vào lúc bình minh và lúc hoàng hôn, chúng tôi tới những nơi đặt bẫy để xem lại các cái xô và tìm kiếm những gì chúng tôi đã bắt được và xác định chúng là loài gì, và thực hiện một số phép đo kích thước của chúng và thả chúng trở lại thiên nhiên."

 

Phương pháp này đã cung cấp cho các nghiên cứu gia cái nhìn sâu sắc về sự phong phú và đa dạng của các loài động vật có vú và bò sát nhỏ sống trong khu bảo tồn.

 

Đếm số lượng các loài theo phương pháp đặt bẫy là phương pháp dùng để bắt các loài động vật nhỏ trong khu bảo tồn và thả chúng lại thiên nhiên. (Cung cấp: Phục hồi khô cằn)

 

Tiến sĩ Tuft cho biết quá trình này cũng cung cấp thông tin về cách các sự kiện thời tiết lớn ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

 

Cô nói "Năm nay là năm thứ 25 thực hiện cuộc khảo sát, vì vậy đây là một tập dữ liệu dài hạn được lập ra vào thời điển này, và chúng tôi có thể thấy mọi thứ thay đổi như thế nào qua các chu kỳ hạn hán và những năm ẩm ướt hơn ở đây, và điều đó có một tác động lớ trong khu vực khô cằn.”

 

Cô cho biết một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc khảo sát là sự hiểu biết mà nó cung cấp cho các nghiên cứu gia về tác dụng của hàng rào chống động vật săn mồi và sự tái sinh của các loài động vật đã tuyệt chủng tại địa phương.

 

Cô nói "Chúng tôi có thể thấy điều đó thay đổi tình trạng như thế nào đối với một số sinh vật nhỏ nhắn trong cảnh quan khô cằn. Vì vậy, có một số loài sẽ lấn lướt các loài khác."