Tập đoàn năng lượng Neoen đã tặng một phần đất cho chính quyền Nam Úc để làm công viên quốc gia mới (abc.net.au).

 

NAM ÚC - Ở miền bắc tiểu bang Nam Úc, có một vùng đất khởi sinh những âm thanh sinh động và trọng yếu đối với cuộc sống.

 

Nước chảy róc rách trên những mỏn đá ở Hẻm núi Worlds End, gần Burra, cách Adelaide khoảng hai giờ về phía bắc - một dòng suối hiếm hoi luôn đầy trong một vùng đất khô hạn nhất trên nước Úc và là nơi khô hạn nhất trên Trái đất có người sinh sống.

 

Địa điểm này nằm ngay rìa của cung đường Goyder’s Line nổi tiếng, được thảo ra đây hơn 150 năm để phân định các vùng đất có thể trồng trọt ở tiểu bang với những vùng đất được cho là quá khô cằn.

 

Carlo Barney Sansbury, một người đàn ông thuộc bộ tộc Bản địa Ngadjuri, cho biết tầm quan trọng của hẻm núi này đối với các chủ sở hữu truyền thống đã có từ hàng ngàn năm trước.

 

Ngồi trong hẻm núi dưới gốc cây bạch đàn cổ thụ, ông Barney Sansbury nói “Đây là một nơi đặc biệt, bạn có thể thấy điều đó chỉ bằng cách bước vào vùng đất này”.

"Đó là không gian chữa lành của chúng tôi."

 

Hẻm núi Worlds End là một trong số ít nguồn nước luôn đầy ở miền bắc tiểu bang Nam Úc. (ABC News: Trent Murphy)

 

 

Trong nhiều thập niên, Hẻm núi Worlds End Gorge là một bí mật đối với tất cả mọi người trừ một số người trong vùng đất này, được một gia đình nông dân địa phương nắm giữ và chăm non riêng.

 

Điều đó đã thay đổi gần đây khi gã khổng lồ năng lượng tái tạo Neoen, của Pháp, mua đất để bù đắp những tác động môi sinh từ dự án Goyder khổng lồ gần đó.

 

“Viên ngọc” ẩn giấu trong hàng chục thập niên

Và mọi chuyện lại thay đổi vào tuần trước, khi tập đoàn Neoen tặng vùng đất cho chính quyền Nam Úc để xây dựng một công viên quốc gia mới.

 

Tom Jenkins, lãnh đạo Neoen, chi nhánh tiểu bang Nam Úc và Tasmania, cho biết việc sử dụng khoản bù đắp để xây dựng công viên quốc gia được cho là lần đầu tiên đối với ngành này.

 

Ông Jenkins nói: “Chúng tôi không biết từ trước tới nay đã có bất kỳ thỏa thuận tương tự nào như thế này hay chưa”.

 

 

 

Tom Jenkins nói rằng ngành năng lượng tái tạo phải chia sẻ lợi ích từ các dự án của mình. (ABC News: Trent Murphy)

 

“Chắc chắn đây là lần đầu tiên Neoen thử nó và điều đó một phần là do chúng tôi đã tìm thấy địa điểm tuyệt vời này mà bạn không thường xuyên ghé qua.”

 

Mike Williams, giám đốc của Cơ quan Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã Nam Úc (National Parks and Wildlife Service South Australia), cho biết ông đã "vô cùng kinh ngạc" khi lần đầu tiên nhìn thấy vẻ đẹp của hẻm núi này.

 

Ông cho biết công viên quốc gia mới sẽ do chính quyền tiểu bang và các chủ sở hữu truyền thống cùng quản lý và được sử dụng để cắm trại, giải trí và bảo tồn.

 

Ông Williams nói: “Đó là một viên ngọc ẩn giấu.”

 

“Có một tấm biển báo trên đường có ghi 'Hẻm núi Burra' (Bura Gorge) nhưng điều đó sẽ không cho bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nơi này độc đáo như thế nào.”

"Phải đến khi bạn đến đây và đi bộ dọc theo dòng nước này và nhìn vào những dòng nước màu đỏ cũng như dòng nước luôn đầy, và hẻm núi ở hai bên, bạn mới thực sự có cảm giác nơi này đặc biệt như thế nào."

 

Đối với dự án năng lượng tái tạo Goyder, sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những dự án sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới, với hơn 1.000 MW điện được làm ra từ  năng lượng gió được lên kế hoạch cùng với 600 MW điện từ năng lượng mặt trời và 900 MW điện từ các bộ lưu trữ năng lượng.

 

Giai đoạn đầu tiên – một trang trại điện gió có công suất 412MW gồm 75 tua-bin đang được xây dựng.

 

Thế giới kết thúc hay chỉ là sự khởi đầu?

Việc trao tặng  Hẻm núi Worlds End Gorge là dấu hiệu cho thấy các công ty năng lượng tái tạo sẽ nỗ lực lâu dài để bảo đảm hỗ trợ cho các dự án như dự án Goyder.

 

Trên khắp nước Úc, các dự án năng lượng từ năng lượng gió đến đường dây truyền tải điện đang phải chịu áp lực ngày càng tăng khi có sự phản đối ngày càng gia tăng, bao gồm cả từ một số cộng đồng bị ảnh hưởng.

 

Đầu năm nay, Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu liên bang, Chris Bowen, đã ủy quyền cuộc đánh giá cách thức lên kế hoạch cho các dự án năng lượng tái tạo, nhằm nỗ lực ngăn chặn nỗi lo lắng ngày càng tăng.

 

Việc đánh giá đó đang được thực hiện bởi Ủy viên Cơ sở hạ tầng Năng lượng Úc Đại Lợi, Andrew Dyer, dự kiến sẽ sớm đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ.

 

Cuộc đánh giá này cũng xuất hiện trong bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu chính phủ liên bang có thể đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo là 82% vào năm 2030 hay không.

 

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của Úc đang chịu áp lực ngày càng tăng. (ABC News: Daniel Mercer)

 

 

Susan Close, Quyền Thủ hiến Tiểu bang Nam Úc đồng thời là bộ trưởng môi sinh của tiểu bang, cho biết các công ty phát triển năng lượng xanh phải tuân theo các tiêu chuẩn giống như tất cả các công ty khác.

 

Bà Close nói: “Tôi nghĩ ngày càng nhiều người mong đợi được thấy thiên nhiên trở nên tốt đẹp hơn chứ không phải tệ đi”.

"Vì vậy, mỗi quyết định phát triển mà chúng tôi đưa ra, mọi người đều muốn thấy rằng điều đó mang lại lợi ích cho môi sinh.”

"Các công ty năng lượng tái tạo, giống như bất kỳ công ty nào khác, nếu có dự án mới, chúng sẽ có tác động đến môi trường."

 

Các dự án dễ dàng hơn 'đã được thực hiện'

Louis de Sambucy, là giám đốc điều hành công ty Neoen Australia, chấp nhận rằng ngành này có thể làm nhiều hơn nữa để thu phục các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án mới.

 

Vì mục đích đó, ông ấy hy vọng dự án Goyder và kết quả của nó - bao gồm cả Worlds End Gorge - có thể cung cấp một mẫu hình để những người khác noi theo.

 

Ông de Sambucy nói: “Tốc độ nước Úc đang phát triển, nếu chúng ta nhìn vào quá khứ, là khá đáng kinh ngạc”.

“Tất nhiên, khi chúng tôi nhìn về phía trước, chúng tôi thấy những thách thức vì chúng tôi đang chuyển từ 40 đến 45% năng lượng tái tạo sang 80%… đó là một bước đi tới nữa.”

 

Ông de Sambucy nói rằng mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi cho nhu cầu không phát thải khí cac-bon trong nền kinh tế, các công ty năng lượng tái tạo phải làm nhiều hơn là nói rằng không có nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch.

 

 

Giám đốc của Neoen Australia, Louis de Sambucy, vẫn tự tin bất chấp những thách thức của ngành. (ABC News: Trent Murphy)

 

 

Ông cho biết ngành công nghiệp này cần phải "vượt lên trên" các tiêu chuẩn thông thường mà các công ty năng lượng mong đợi để bảo đảm bảo có được sự đồng thuận của xã hội trong tương lai.

 

Ông nói: “Các dự án đã được thực hiện là những dự án dễ dàng hơn và bây giờ chúng tôi đang phải đối mặt với những dự án đầy thách thức hơn”.

“Nhưng nhìn chung, khi tôi xem xét các dự án của chúng tôi… tôi vô cùng tự tin.”

 

Năng lượng mặt trời hồi sinh thị trấn

Về phần mình, ông Carlo Barney Sansbury, người Bản địa Ngadjuri, nói rằng bất cứ điều gì giúp chăm sóc quê hương đều được hoan nghênh.

 

Ông nói: “Hẻm núi Worlds End Gorge là một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi.”

"Và vâng, tôi luôn quay lại với từ chữa lành, bạn biết đấy.”

“Chúng tôi luôn đến đây để chữa lành… hãy để quê hương được chữa lành.”