Cuộc khảo sát mới có kết quả gây ngạc nhiên về mức độ uống rượu bia trong thời gian phong tỏa. Nguồn: Getty
Một cuộc khảo sát tìm xem đại dịch ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rượu bia như thế nào trước, trong và sau khi tiểu bang New South Wales bị phong tỏa, cho thấy không vì vậy mà dân chúng say xỉn nhiều hơn.
Kể từ khi người Âu Châu đến Úc, sự dính líu của quốc gia này với rượu là một chuyện dài và phức tạp.
Đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nó đã tăng thêm phần phức tạp hơn nữa.
Các nhà nghiên cứu tại đại học New South Wales xem xét ảnh hưởng cuả đại dịch như thế nào đối với việc tiêu thụ rượu và mua rượu tại tiểu bang New South Wales trước, trong và sau khi New South Wales bị phong tỏa.
Giáo sư Alison Ritter là Giám đốc Kiểu mẫu Chính sách về Rượu tại đại học New South Wales và là một trong các tác giả của cuộc nghiên cứu.
Bà cho biết, một vài kết quả gây nhiều ngạc nhiên.
Giáo sư Alison Ritter nói “Chúng tôi nghĩ có nhiều người uống rượu nhiều hơn trong khi bị phong tỏa, thế nhưng đó không phải là chuyện chúng tôi khám phá ra".
"Chúng tôi tìm thấy cứ 3 người thì có 2, đã giảm bớt chuyện nhậu nhẹt, hay nghỉ uống luôn, hơn là trước khi có tình trạng phong tỏa".
"Vì vậy những người nầy tự chăm sóc cho mình, một số người khác thì bỏ rượu, tất cả đều diễn ra trong thời gian bị lockdown".
"Chúng tôi không mong đợi chuyện nầy, bởi vì câu chuyện của họ cho đến nay đều được nói là, họ nhậu nhiều hơn nữa”.
Giáo sư Ritter cho biết, có khoảng 2 phần 3 trong số 500 người được hỏi trong cuộc nghiên cứu nói rằng, họ thực sự biết rõ tác hại về rượu và tìm cách giảm bớt việc uống rượu một cách nghiêm túc.
Thế nhưng bà cũng cho biết, có 1 phần 3 khác lại gia tăng việc uống rượu trong thời gian bị phong tỏa, tuy nhiên khi họ được phỏng vấn lần nữa vào tháng 6, thì hầu hết lại trở lại thói quen uống rượu lúc trước.
Cuộc nghiên cứu tìm thấy những người trẻ, đặc biệt thuộc thế hệ Z tức là từ 18 đến 24 tuổi, thuộc hạng những người giảm bớt việc uống rượu hơn là bất cứ nhóm tuổi nào khác, trong cùng thời gian.
Giáo sư Alison Ritter nói tiếp “Những người trẻ lại uống rượu ngày càng ít đi, chuyện đó xảy ra trong ít năm nay".
"Rồi trong hoàn cảnh phong tỏa, những người trẻ hầu như giảm bớt tửu lượng của mình, việc đó có liên quan đến các quán rượu bị đóng cửa".
"Chúng ta cần chuyển các chú ý từ những người trẻ sang thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomer, những người chào đời sau Thế Chiến 2, đặc biệt là việc uống rượu của cánh đàn ông".
"Đó là những khám phá hết sức ngạc nhiên, theo đó cho rằng chính phụ nữ là người gia tăng tửu lượng nhiều hơn".
"Thực sự là không phải vậy, trong các nghiên cứu của chúng tôi, chẳng có khác biệt chi giữa cánh mày râu và chị em phụ nữ”.
Trong khi đó, phụ nữ dường như giảm bớt việc uống rượu như nam giới, cũng như lại gia tăng chẳng khác gì cánh mày râu, điều đó có nghĩa là phái tính không phải là yếu tố đáng kể trong cuộc nghiên cứu.
Ngoài ra, cuộc khảo sát nhắm vào phụ nữ và những người trẻ muốn chuyển đổi một phần sang thói quen nghiện ngập của cánh đàn ông ở tuổi hơn 40.
Tiến sĩ Claire Wilkinson cho biết, có nhu cầu nên có các chiến dịch nói về việc uống rượu an toàn trong hạng tuổi nầy.
Tiến sĩ Claire Wilkinson nói “Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta có thể lấy đi ở đây, là đã có sự phân biệt của các mẫu".
"Chính sách về rượu, hoặc thông điệp về sức khỏe cộng đồng trong tương lai, cần phải có nhiều sắc thái và nói chuyện với các mẫu cụ thể, giữa các nhóm người cụ thể".
'Chính sách về rượu thường có xu hướng được thực hiện rộng rãi ở cấp độ dân cư và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có thể có thêm những lợi ích để giảm tác hại liên quan đến việc uống rượu, bằng cách tiếp cận thông điệp và chính sách phù hợp”
Trong khi đó, việc bán rượu trên mạng gia tăng từ 19 phần trăm hồi tháng 2, lên 28 phần trăm vào cao điểm của việc phong tỏa, được xem là kết quả của việc uống rượu tại nhà hàng, thế nhưng đã ngưng lại trong thời gian phong tỏa.
Cuộc nghiên cứu tìm thấy, đó là việc gia tăng đáng kể về mặt thống kê khi mua rượu trên mạng và được giao tận nhà, tuy nhiên sự kiện nầy không đồng hành với việc gia tăng trong vụ uống rượu.
Tiến sĩ Wilkinson giải thích, cuộc khảo sát tìm thấy đó là nhóm không thay đổi thói quen uống rượu, họ chiếm một tỷ lệ cao của những người mua rượu trên mạng trước khi có vụ phong tỏa
Tiến sĩ Wilkinson nói “Việc mua rượu trên mạng gia tăng trong các mẫu mã của chúng tôi, thế nhưng đó không phải là một chỉ dấu đáng kể cho thấy một nhóm người gia tăng việc tiêu thụ rượu trong thời buổi đại dịch COVID-19".
"Trong các cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn về tác động của việc bán rượu trên mạng, dường như chúng tôi không muốn phỏng đoán rằng, việc bán rượu qua mạng quả có dính líu đến việc nghiện rượu”.
Cuộc nghiên cứu tìm thấy, không có việc gia tăng đáng kể nào trong việc uống rượu nhằm để quên đi những tình cảm tiêu cực.
Hầu hết mọi người uống rượu là do các lý do xã hội trước khi có lệnh phong tỏa, thế nhưng trong thời gian phong tỏa thì giảm xuống, cuộc nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào về các nhóm uống thêm rượu, để trấn áp tình trạng xuống tinh thần hay lo âu.
Tuy nhiên việc uống rượu không thôi, được xem là chỉ dấu cho những tổn hại do rượu gây ra, lại gia tăng, đặc biệt là ở phía đàn ông.
Tiến sĩ Tina Lam là chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về việc Nghiện Ngập thuộc đại học Monash ở Melbourne.
Bà cho biết, thật thú vị khi thấy cuộc nghiên cứu nhắm vào việc làm thế nào các hạn chế tại những nơi khác ở nước Úc, đặc biệt là tại Melbourne, có thể mang lại các kết quả tương tự.
Tiến sĩ Tina Lam nói “Tôi nghĩ hậu quả tại Victoria hoàn toàn khác biệt, mọi người hiện nói về tình cảnh bị phong tỏa lần thứ hai hoàn toàn khác nhau".
"Có thêm căng thẳng, lo lắng, xuống tinh thần, hậu quả về kinh tế to lớn hơn và chúng tôi cũng biết rằng tình trạng mất việc chẳng hạn, ngang bằng với cuộc khảo sát của đại học New South Wales, với sự gia tăng uống rượu khi người ta bị giảm lợi tức”
Trong một thông cáo, Hiệp hội Bia Rượu Úc Châu hoan nghênh các kết quả tìm thấy trong cuộc nghiên cứu và nói rằng, việc nầy trấn an sự sôi nổi của những người tìm cách đặt thêm nhiều qui luật lên cuộc sống của người dân Úc, vốn chỉ uống rượu trung bình và thưởng thức một lon bia, rượu vang hay rượu mạnh, như một phần trong các giao tiếp xã hội.