Những người di tản Úc bị cách ly trên đảo Giáng Sinh (Christmas Island) vì lo ngại về coronavirus COVID-19 đang bước xuống một máy bay Nguồn: AAP

(Theo SBS Việt Ngữ)

Hầu hết những người Úc bị cách ly trên đảo Christmas do dịch bệnh chết người coronavirus nay đã về nhà, trong khi những người Úc khác trên du thuyền tại Nhật bản chuẩn bị được di tản.

“Xin chào, được về nhà cảm thấy thế nào?”
“Rất vui mừng, chào mọi người và cảm ơn rất nhiều”.

Thật quả hết sức nhẹ nhõm khi đáp xuống mảnh đất thân yêu của nước Úc.

Những người Úc được di tản từ tỉnh Hồ Bắc ở Trung quốc, vốn là tâm dịch của coronavirus, đã trải qua 2 tuần lễ cách ly trên đảo Christmas, đã đáp xuống các phi trường trên khắp nước Úc.

Đang đứng chờ hành lý tại Sydney là anh Dayu Hung nói rằng quả là bất tiện, thế nhưng còn tốt hơn là nhiều chuyện tệ hại khác.

“Mọi chuyện tốt đẹp ở đó, các bác sĩ trong lực lượng chiến thuật Úc làm việc thật vất vả, trong việc bảo đảm mọi người luôn được vệ sinh và vâng, cuối cùng thì mọi người đều an toàn”, Dayu Hung.

Cũng đang chờ lấy hành lý, anh Nelson Ong đoàn tụ với các con cùng vợ bị cách ly trước đó.

“Quả là cô đơn và lo lắng trong 2 tuần qua”, Nelson Ong.

Trong khi đó, nhiều người như anh Craig, vẫn còn gia đình ở Vũ Hán.

“Chúng tôi lo lắng ít nhiều về họ, tôi nghĩ mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, vì vậy hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”, Craig.

Tại Trung quốc có hơn 10 ngàn người đã được ra khỏi khu cách ly tại bệnh viện, sau khi hồi phục khỏi chứng bệnh do coronavirus gây ra.

Ông Chen Qingbo là một bệnh nhân cũ cho biết

“Quí vị phải tin vào chính mình và các bác sĩ nữa, cũng như cách chữa trị khoa học mà họ chăm sóc cho chúng ta".

"Nếu đối diện với dich bệnh một cách tích cực, quí vị có thể vượt qua nhanh chóng hơn".

"Vì vậy có nhiều người của chúng ta cùng nhau đoàn kết trong chuyện nầy, do tất cả chúng ta đều cố gắng hết sức, cũng như chúng ta nên có lòng tin khi tiếp tục chiến đấu”, Chen Qingbo.

Một vài viên chức ngoại quốc bao gồm bà Pemmy Majodina, từ đảng Nghị Hội Người Phi tại Nam Phi, bày tỏ sự tin tưởng vào đất nước đang chiến đấu chống lại virus.

“Tôi rất tin tưởng là họ sẽ giải quyết được chuyện nầy, vì mọi người ở Trung quốc cùng hành động một lòng một dạ".

"Một khi chính phủ đã có các giải pháp, thì mỗi công chức đều phải tuân hành và đó là chuyện mà tôi đã cảm ơn tại Hoa Lục”, Pemmy Majodina.

Tại Nga hôm thứ hai, một tòa án đã ra lệnh cho một người trốn cách ly, phải trở lại bệnh viện để được tiếp tục cách ly trong 2 ngày, mặc dù người nầy xuất hiện trước tòa để nghe phán quyết.

Cơ quan theo dõi y tế tại Nga cho biết, các thủ tục nghiêm nhặt rất cần thiết để thực hiện, hầu mang lại tình trạng tốt đẹp hơn.

“Đây là những biện pháp bảo vệ, nhắm vào việc ngăn ngừa việc lan truyền của virus mới, trong phạm vi của thành phố”, Gubareva.

“Chúng tôi cũng huấn luyện các nhân viên y tế và cung cấp các khuyến cáo đến các nước về việc làm thế nào để xét nghiệm, thử nghiệm, theo dõi việc tiếp xúc và chữa trị. Chúng tôi không biết các cơ hội nầy sẽ kéo dài bao lâu và xin đừng bỏ lỡ”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Trong khi đó, Trung quốc báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới WHO là, có hơn 70 ngàn trường hợp nhiễm bệnh lan truyền khắp châu Á, trong đó có gần 2 ngàn người chết.

Tổng Giám Đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, bất chấp các dữ kiện cho thấy việc sụt giảm các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu, thế nhưng vẫn còn có lý do phải rất thận trọng và ông kêu gọi, cần có 675 triệu Mỹ kim để hỗ trợ cho các nước.

“WHO hiện tiếp tục làm việc ngày đêm trên vài mặt trận ở các quốc gia".

"Chúng tôi gởi các dụng cụ thử nghiệm đến các phòngthngh trên khắp thế giới".

"Chúng tôi bảo vệ nhân viên bga cách gởi các trangbị bảo vệ cá nhân đến nhiều nước và cùng cộng tác với các xí nghiệp sản xuất để bảo đảm việc cung cấp đầy đủ".

"Chúng tôi cũng huấn luyện các nhân viên y tế và cung cấp các khuyến cáo đến các nước về việc làm thế nào để xét nghiệm, thử nghiệm, theo dõi việc tiếp xúc và chữa trị".

"Chúng tôi không biết các cơ hội nầy sẽ kéo dài bao lâu và xin đừng bỏ lỡ”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Còn những người Úc bị cách ly trên chiếc du thuyền Diamond Princess đậu ngoài khơi Nhật bản, họ sẽ được di tản và sau đó được biệt lập trong 2 tuần nữa tại Darwin khi trở về Úc, giữa lúc có nhiều quan ngại là một số hành khách có thể mang theo coronavirus.