Quần thể của một loài thú có túi quý hiếm đã lên tới hơn 100 con do những nỗ lực bảo tồn ở Tây Úc WA. Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

Hai tổ chức lớn về môi trường đang phối hợp cùng nhau nhằm đưa ra các phản ứng hiệu quả giúp bảo tồn thiên nhiên trước vấn đề biến đổi khí hậu. Theo họ, trước thực trạng thảm họa thời tiết xẩy ra ngày càng thường xuyên, thì việc hợp tác để đối phó là phương án duy nhất.

 

 

 

Hai tổ chức hàng đầu về môi trường, Greening Australia và Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang Dã (WWF) Australia, đã thông báo rằng họ đang hợp lực để ứng phó với các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng.

 

 

Các tổ chức hy vọng rằng cùng với nhau, họ có thể giúp thiên nhiên thích ứng tốt hơn với tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thiên tai.

 

 

Elisa Raulings, Giám đốc Khoa học & Kế hoạch tại Greening Australia đưa ra một hình dung về chương trình hợp tác này.

 

 

"Mối quan hệ đối tác của chúng tôi sẽ dựa trên việc khôi phục để thích nghi với khí hậu. Khi chúng tôi liên hệ với nhau lần đầu, chúng tôi thực sự tập trung vào việc giúp đỡ những người ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, và những người cần sự giúp đỡ khẩn cấp của chúng tôi. Nhưng trong vài năm qua, chúng tôi đã chứng kiến ngày càng nhiều thảm họa liên quan đến khí hậu. Do đó việc cần làm là cố gắng xây dựng khả năng phục hồi của các loài động thực vật của Úc, đồng thời thực hiện phương pháp phục hồi phù hợp với khí hậu.”

 

 

 

Họ đặt mục tiêu chế tạo các công nghệ mới, xây dựng các mối quan hệ đối tác và các mô hình tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi của thiên nhiên trong điều kiện khí hậu thay đổi.

 

“Các dự án của chúng tôi sẽ nằm trong phạm vi khoa học, vốn đã có rất nhiều thứ về mặt khoa học trong cách chúng ta có thể giúp môi trường tự nhiên thích ứng với khí hậu đang thay đổi.”

 

"Vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng một số thành tựu khoa học tuyệt vời đó, và phát triển các giải pháp thực tế, dựa trên thiên nhiên, và chúng tôi muốn mở rộng quy mô chúng để có thể phù hợp với quy mô của dữ liệu mà chúng tôi đang chứng kiến.”

 

 

 

Các tổ chức bắt đầu bàn luận về việc hợp tác sau trận cháy rừng 'Mùa hè đen tối” hồi năm 2019-2020.

 

 

 

Theo WWF, ba tỷ động vật bản địa đã bị giết hoặc mất chỗ ở trong các đám cháy rừng, trong khi 10 triệu hecta môi trường sống của chúng đã bị thiêu rụi.

 

 

 

Tim Cronin, Giám đốc cấp cao về Bảo tồn các loài tại W-W-F, cho biết đó là điều gây lo ngại.

 

“WWF đã liệt kê khu vực Đông Úc là một trong những điểm nóng về phá rừng trên toàn cầu."

 

“Úc cũng là thủ đô tuyệt chủng của thế giới - chúng ta đã mất nhiều loài động vật có vú trong 200 năm qua, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.”

 

"Vì vậy, những đám cháy rừng ở quy mô đó là điều tồi tệ cho các loài và đa dạng sinh học của chúng ta.”

 

 

 

Các dự án mà các tổ chức đang xem xét bao gồm đưa trở lại các loài có thể bị tuyệt chủng tại địa phương, và nghiên cứu các loài cụ thể có vai trò trong việc bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái, như động vật có vú nhỏ như potoroos.

 

 

 

Một dự án khác được gọi là 'siêu hạt giống', một dự án đã được chứng minh là tăng cường các đặc điểm chịu lửa và thích nghi với khí hậu ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng.

 

“Một điều mà chúng tôi gọi là 'hạt giống thích nghi khí hậu'. Thường thì khi chúng tôi xem xét việc khôi phục các khu vực, hoặc trồng lại và phục hồi các khu vực đó, chúng tôi dựa vào hạt giống từ chính nơi đó. Nhận thấy rằng chúng ta phải đối mặt với khả năng nóng lên thêm 2 độ C, chúng tôi đang thử nghiệm với các loài khác nhau, đến từ những vùng khác nhau, những loài có thể thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu mà chúng ta đang hướng đến.”

 

 

 

Ông nói rằng sự hợp tác này cực kỳ quan trọng, và là điều có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường của Úc.

 

“Khi chúng ta nhìn nhận mức độ của các vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, thì cách duy nhất chúng ta có thể làm để vượt qua đó là thông qua hợp tác."

 

“Đây là một thí dụ rất tốt về việc phối hợp của hai tổ chức, đến với nhau sử dụng những thương hiệu của mình, các nguồn lực chúng tôi sẵn có, sử dụng các mối quan hệ đối tác để đưa mọi thứ lên một tầm mới.”

 

 

 

Greening Australia và WWF-Australia đã cùng cam kết 20 triệu đô la cho các dự án khôi phục để thích nghi với khí hậu ban đầu,và hiện đang kêu gọi thêm 30 triệu đô la từ các lĩnh vực công và tư nhân của Úc để có thể hoàn thành tổng khối lượng chương trình được đề xuất.