Một con mèo túi đốm đã được phát hiện tại Beachport, Nam Úc, sau hơn 130 năm kể từ khi loài này được cho là đã tuyệt chủng ở tiểu bang này. (Ảnh: được Pao Ling Tsai cung cấp)

 

 

 

NAM ÚC – Khi Pao Ling Tsai, đặt bẫy để bắt thú săn mồi đã giết chết đàn gà của mình, ông ấy đã nghỉ rằng  mình sẽ bắt được mèo hoang hoặc cáo. Nhưng ông lại phát hiện ra một loài động vật được nhìn thấy lần cuối ở tiểu bang Nam Úc hơn 130 năm trước.

 

Ông Tsai, một nông dân nuôi cá hồi ở Beachport, thị trấn nằm trên bờ biển phía đông nam tiểu bang Nam Úc, đã bị sốc khi phát hiện một con mèo túi đuôi đốm - spotted-tailed quoll - (tên khoa học Dasyurus maculatus) trong bẫy của mình – còn được gọi là mèo hổ túi.

 

Loài này được coi là tuyệt chủng ở tiểu bang Nam Úc và có nguy cơ bị tuyệt chủng trên lục địa, với quần thể gần nhất được biết đến ở phía đông nam nước Úc và đến tiểu bang Queensland.

 

 

Ông Pao Ling Tsai tìm thấy một con mèo túi đuôi đốm trong bẫy ở sân nuôi gà của mình.(ABC South East SA: Eugene Boisvert)

 

 

Tiểu bang Tasmania là nơi sinh sống của một quần thể mèo túi đuôi đốm.

 

Ông Tsai cho biết khi ông đến kiểm tra cái bẫy của mình trại nuôi gà vào hôm 26/9, ông nhìn thấy con vật bị mắc  bẫy và không biết nó là con gì, ông nói với ABC South East SA rằng “Tôi tưởng sẽ tìm thấy một con mèo nhưng thay vào đó tôi lại tìm thấy con vật nhỏ này”.

"Thật là ngạc nhiên. Lúc đầu tôi không biết nó là gì."

 

 

Một con mèo túi đuôi đốm bị bắt tại Beachport, Nam Úc. (Ảnh: Pao Ling Tsai )

 

 

Ban đầu, con mèo túi thoát ra khỏi chiếc lồng mà ông Tsai nhốt nó vào trong, nhưng rồi một con khác - hoặc rất có thể là con ban đầu - bị mắc vào một cái bẫy khác do Cơ quan Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã (NPWS) giăng ra vào ngày 27/9.

 

Sau phát hiện đáng kinh ngạc của mình, ông Tsai đã đặt những miếng cá xung quanh trang trại của mình và đặt máy quay phim cả ngày hôm sau đó để xem liệu ông có thể quay phim lại được hình ảnh những con mèo túi khác hay không.

Ông nói “Tôi nghĩ rằng chắc chắn còn vài con nữa – khi tôi ra ngoài sáng ngày 28/9, tất cả thức ăn đã bị ăn hết”.

"Tôi đã đưa video cho Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã (National Parks and Wildlife Service - NPWS) để xem con vật nào đã ăn hết mồi thức ăn, nhưng tôi nghĩ đó là một loại mèo túi."

 

 

Các chuyên gia bối rối vì 'sự kiện chỉ xảy ra một lần trong đời'

Ross Anderson, Kiểm lâm viên địa hạt Limestone Coast, cho biết NPWS vô cùng "sửng sốt" trước sự tái xuất hiện của loài động vật này ở Nam Úc sau 130 năm.

Ông nói “Đó thực sự là sự kiện chỉ có một lần trong đời.”

 

Ông Anderson cho biết NPWS hiện sẽ xét nghiệm di truyền của con vật để "cố gắng tìm hiểu xem nó có thể đến đây từ nơi nào".

“Chúng tôi cũng sẽ lắp đặt một số máy quay phim quan sát ban đêm để xác định xem có nhiều mèo túi ở trang trại đó hay ở khu vực Beachport hay không.”

 

 

 

Sau khi bị bắt, chú mèo túi đuôi đốm đã được bác sĩ thú y điều trị bệnh ghẻ lở. (Ảnh: cung cấp bởi Ross Anderson)

 

 

Tuy nhiên, ông cho biết loài mèo túi đuôi đốm "được coi là đã tuyệt chủng" trong khu vực này.

 

Ông Anderson nói: “Đã có một số ghi chép mang tính giai thoại, bằng lời nói trong những năm 1970 và 1980 về những lần nhìn thấy loài mèo túi ở địa phương, nhưng những ghi chép chính thức cuối cùng về những con mèo túi đuôi đốm là từ những năm 1880”.

"Không có bằng chứng tài liệu hoặc hình ảnh chính thức nào về chúng trong khu vực này hơn 100 năm qua."

 

Nhân viên kiểm lâm này cho biết thêm, loài mèo túi này được ghi nhận lần cuối ở rừng Mount Burr và ở gần Robe.

 

Ông nói: “Một phần lý do khiến chúng được cho là đã tuyệt chủng ở vùng Đông Nam (South East) là do mất môi trường sống, nhưng chúng có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, từ rừng rậm đến những vùng đất đồng bằng hơn”.

"Chúng là loài động vật có thể di chuyển trong một vùng địa hình rộng lớn lên tới 15 cây số vuông.”

 

 

Pao Ling Tsai dùng thùng để bẫy mèo túi. (ABC South East SA: Eugene Boisvert)

 

 

"Mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là những loài thú săn mồi khác, như cáo hay mèo rừng."

 

Ông Anderson cho biết nhóm của ông rất muốn xác định con vật này đến từ nơi nào, và liệu nó có phải là một phần của quần thể lớn hơn hay không.

Ông nói “Chúng tôi đã đặt nhiều bẫy hơn và hy vọng xem liệu có thể bẫy hoặc quay phim được hình ảnh của những con khác nữa hay không”.

 

Cư dân địa phương được kêu gọi không được đặt bẫy

Trong khi đó, cư dân địa phương đã được khuyến khích không nên đặt bẫy thêm nữa.

 

"Những cái bẫy mà chúng tôi đặt là loại bẫy sẽ không gây hại cho động vật. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích mọi người cố gắng bẫy loài động vật này, hoặc cố bắt chúng – máy quay phim theo dõi là một cách tốt để ghi lại và theo dõi những quần thể mèo túi có thể đang sinh sống ở địa phương”.

 

Ban đầu, ông Anderson cho biết NPWS phải đối mặt với một "câu hỏi hóc búa" về việc phải làm gì với con mèo túi mà ông Tsai bắt được.

 

Nhưng đến chiều ngày 28/9, NPWS đã đi đến quyết định và cho biết họ đã lập kế hoạch thả con mèo túi bị bắt này ra tại một địa điểm không được tiết lộ vào tối hôm đó.

 

Con vật cũng được bác sĩ thú y kiểm tra và điều trị bệnh ghẻ.

 

Số lượng quần thể giảm xuống mức vông cùng nguy cấp.

Mèo túi đuôi đốm là loài mèo có túi lớn nhất ở Úc, có kích thước xấp xỉ gấp đôi so với loài mèo có túi phía tây, được đưa trở lại Dãy Flinders ở Nam Úc như một phần của Chiến dịch sinh thái thiên nhiên Operation Bounceback hồi năm 2019.

 

 

Mèo túi đuôi  túi đã được thả ở Dãy Flinders Ranges nhằm tăng số lượng của chúng. (Ảnh: được Chloe Frick cung cấp)

 

 

Chúng là loài thú có túi săn mồi lớn nhất lục địa Úc: chúng là loài săn mồi và ăn xác thối lén lút, rất khó trông thấy vì chỉ hoạt động vào ban đêm, chuyên săn chuột túi nhỏ, chuột túi wallabies và chồn túi nhỏ,  cũng như các loài chim, bò sát, ếch và động vật không xương sống.

 

Theo tổ chức bảo vệ mèo túi Tenterfield Sanctuary Quoll Headquarters, mặc dù loài mèo túi đuôi đốm chủ yếu săn mồi trên mặt đất nhưng chúng là loài leo núi rất nhanh nhẹn với lối sống "sống nhanh và chết nhanh" và thường không sống quá ba năm trong tự nhiên.

 

Mèo túi đuôi đốm đang bị đe dọa trên toàn quốc, với số lượng cuối cùng còn lại dưới 5.000 con trong hoang dã.