Nghệ nhân Ro Cham Tih đang và một nhạc cụ tre nứa do anh chế tác. (Ảnh:SBS)
Nghệ nhân Ro Cham Tih là không chỉ có thể trình diễn hầu như tất cả các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên mà ông còn chế tạo ra các nhạc cụ bằng tre nứa. Ông đem theo rất nhiều nhạc cụ dân tộc cho đêm diễn duy nhất tại Sydney vào đầu tháng Tư này. Buổi biểu diễn nhằm gây quỹ cho lớp dạy nhạc cụ Tây Nguyên cho trẻ em Tây Nguyên và lớp học tình thương cũng cho trẻ em Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiên và âm nhạc Tây Nguyên đang mai một.
Các nghi thức và văn hóa Tây Nguyên luôn gắn liền với âm nhạc Tây nguyên.
Tiếng cồng chiêng là 'tiếng nói' của người Tây Nguyên với núi rừng với các vị Thần Linh. Đó là tiếng nói vượt qua núi rừng sông suối để đưa thông điệp vui buồn tới các người anh em ở các bản làng lân cận.
Văn hóa cồng chiêng ngày nay đã thưa thớt hẳn và lớp trẻ Tây Nguyên lớn lên trở nên lạ lẫm với âm nhạc và nhạc của dân tộc mình.
Lớp trẻ lớn lên không biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống của dân tộc kéo theo các nghi thức truyền thống cũng mất dần một cách nhanh chóng.
Nỗ lực của nghệ nhân Ro Cham Tih là dạy lớp trẻ cách chơi các nhạc cụ của dân tộc mình, dạy lớp trẻ cách "đối thoại" với nguồn cội của mình qua âm nhạc và qua tiếng cồng chiêng, đó là cách duy nhất mà anh có thể làm để duy trì văn hóa dân tộc và vùng đất mình trong sự xói mòn không phanh như hiện nay