Trong vụ tống tiền toàn cầu, một kẻ lừa đảo thuyết phục nạn nhân mà họ phải đối mặt với hành động pháp lý nếu họ không tuân thủ. Nguồn: Phòng Truyền Thông Cảnh Sát NSW- NSW Police Media Unit.
Ít nhất tám sinh viên Trung Quốc ở NSW đã bị những kẻ lừa đảo nhắm đến trong một vụ lừa đảo bắt cóc ảo. Gia đình các nạn nhân đã bị tống tiền nhiều triệu đô la, Cảnh sát NSW cho biết.
Các sinh viên Trung Quốc ở NSW đang bị nhắm mục tiêu trong một vụ lừa đảo bắt cóc giả qua điện thoại. Thủ phạm của các vụ lừa đảo nào đã moi nhiều triệu đô-la tiền chuộc từ gia đình và chính các nạn nhân.
-Ít nhất 8 vụ lừa đảo dàn cảnh bắt cóc ảo lừa đảo tiền chuộc của gia đình đã nhắm vào sinh viên Trung Quốc ở Úc trong năm qua.
-Sinh viên tin họ bị rơi vào rắc rối thật, bị truy tố, bị bắt giữ, hoặc bị trục xuất nếu không nộp đủ chi phí.
-Cảnh sát NSW kêu gọi sinh viên quốc tế nhận biết những chiêu lừa đảo qua điện thoại thế này và tìm đến họ nếu nghĩ mình đang là nạn nhân.
Trong một vụ tống tiền toàn cầu phức tạp điển hình, một kẻ lừa đảo – thường nói tiếng Hoa phổ thông và giả danh đại diện cho một giới chức Trung Quốc nào đó như từ Toà Đại sứ hay Lãnh sự Trung Quốc, và Cảnh sát.
Những kẻ lừa đảo thuyết phục nạn nhân sinh viên quốc tế rằng họ đang bị dính dấp vào tội hình nào đó ở Trung Quốc hoặc thông tin cá nhân của họ đã bị đánh cắp, và họ phải nộp một khoản tiền đế tránh phải đối mặt với hành động pháp lý, hoặc để tránh bị bắt giữ hoặc bị trục xuất.
Dùng công nghệ hiện đại để che giấu vị trí thực tế, những kẻ lừa đảo này khuyến khích nạn nhân tiếp tục liên lạc thông qua các ứng dụng được mã hóa khác nhau như WeChat và WhatsApp.
Nạn nhân sau đó bị đe doạ và bị ép buộc chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng ở ngoại quốc.
Trong một số trường hợp, nạn nhân bị thuyết phục giả mạo vụ bắt cóc của chính họ – tạo ra những vụ “bắt cóc ảo”.
Những kẻ lừa đảo hướng dẫn nạn nhân ngừng liên lạc với gia đình và bạn bè của họ, thuê một phòng khách sạn và chụp ảnh hoặc quay video mô tả họ bị trói và bịt mắt.
Những hình ảnh và video này sau đó trở thành “bằng chứng” gửi cho gia đình họ ở Trung Quốc.
Các gia đình sau đó bị lừa trả tiền chuộc để bảo đảm sinh viên được “giải thoát" an toàn, những sinh viên mà cảnh sát nói là chưa bao giờ thực sự gặp nguy hiểm về thể chất.
Những kẻ lừa đảo đã kiếm được 3.2 triệu đô-la trong các khoản thanh toán tiền chuộc chỉ trong năm nay, cảnh sát cho biết.
Một người cha ở Trung Quốc đã phải trả 2 triệu đô-la sau khi nhận được video con gái 22 tuổi của ông ở Sydney giả vờ bị trói.
Các khoản tiền chuộc khác đã dao động trong khoảng từ 20,000 đến 500,000 đô-la.
Giám đốc Chỉ huy Lực lượng Chống Tội phạm NSW, Chánh Thanh tra Thám tử Darren Bennett cho biết các vụ lừa đảo dựng cảnh bắt cóc ảo đòi tiền chuộc của các tập đoàn tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia này đánh mạnh vào những nạn nhân tin vào chính quyền, và đã gia tăng đáng kể trong thập niên qua.
“Trong khi các cuộc gọi điện thoại này có vẻ là ngẫu nhiên, những kẻ lừa đảo này dường như đang nhắm mục tiêu vào các thành viên dễ bị tổn thương của cộng đồng người Úc gốc Hoa,” ông nói trong một thông cáo hôm thứ Hai.
Hơn 212,000 sinh viên quốc tế đã ghi danh học ở NSW. Cảnh sát kêu gọi các sinh viên quốc hãy tỉnh táo và nhận biết những chiêu thức lừa đảo như thế này qua điện thoại và hãy tìm đến cảnh sát nếu họ nghi ngời mình đang trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo.