Source: Supplied (SBS)

 

AUSTRALIA - Một số nhóm tranh đấu cho giới đồng tính LGBTIQ+ trên khắp đất nước, đã thống nhất ủng hộ Tiếng nói của Người bản địa trước quốc hội. Tổ chức có tên là ‘Nước Úc Bình đẳng’, vốn phát triển nhờ thúc đẩy bình đẳng trong hôn nhân nói rằng, một cuộc bỏ phiếu thuận sẽ tạo ra một mức độ công bằng và bình đẳng chưa từng thấy ở Úc.

 

Cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói bản địa trước Quốc hội, sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.

 

Là một người Thổ dân đồng tính, Shane Sturgiss biết rất rõ cảm tưởng của mình, khi cả đất nước thảo luận về bản sắc cuả mình.

 

Ông cảm thấy hiện nay có những điểm tương đồng với cuộc tranh luận, chung quanh cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về Tiếng nói trước Quốc hội và cuộc khảo sát qua đường bưu điện về bình đẳng hôn nhân vào năm 2017.

Shane Sturgiss nói "Vì vậy, đối với cộng đồng LGBTIQ cộng cộng đồng những người Thổ dân và Đảo Torres sử dụng máy tính của chúng tôi đều có sự giao thoa đó, giống như nhiều năm bị đàn áp, không có tiếng nói, trở thành nạn nhân và bị gạt sang một bên".

"Chúng ta đã thấy gần 6 năm trước, điều đó đã thay đổi như thế nào đối với Úc, nay chúng tôi đang yêu cầu sự thay đổi đó xảy ra một lần nữa".

 

Ông nói rằng với cuộc trưng cầu dân ý, ông cảm thấy thích hợp để nhận được sự ủng hộ của toàn thể quốc gia, vì cuộc bỏ phiếu về việc thay đổi Hiến pháp là bắt buộc, chứ không phải là tùy chọn.

 

Ông là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Thổ dân BlaQ, đang tham gia 22 nhóm LGBTIQ + từ khắp nước Úc, ủng hộ bỏ phiếu Đồng ý trong cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm nay.

 

Ông nói rằng, đã đến lúc tập hợp các đồng minh lại với nhau và xây dựng một nền tảng hỗ trợ.

Ông Shane Sturgiss nói "Điều quan trọng là phải có được sự hỗ trợ từ các đồng minh và từ những người cùng chí hướng, để đưa ra thông điệp, đặc biệt đối với cộng đồng LGBTIQ của chúng tôi".

"Đây là lần thứ hai chúng tôi có các cuộc đối thoại quốc gia, chung quanh quyền của họ và cuộc nói chuyện lúc này là về tiếng nói trước Quốc hội".

"Nhưng nó còn hơn thế nữa, đó thực sự là cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng, đó là cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng".

"Cuộc sống của tôi đã bị ảnh hưởng gần 6 năm trước, với cuộc bỏ phiếu bình đẳng hôn nhân".

"Và một lần nữa nó đang có tác động đáng kể đến các cá nhân".

 

Trong khi đó tố chức có tên là Equality Australia hay Nước Úc Bình Đẳng, hoạt động để bảo vệ quyền của người LGBTIQ +,cho biết, có nhiều điểm tương đồng giữa cuộc bỏ phiếu bình đẳng hôn nhân và việc thúc đẩy Tiếng nói bản địa trước Quốc hội.

 

Ông Ghassan Kassisieh là giám đốc pháp lý của Equality Australia.

 

Ông cho biết đã khảo sát 4.078 người ủng hộ và nhận thấy sự ủng hộ rộng rãi đối với The Voice, với 89,6% người nói rằng họ sẽ bỏ phiếu Có.

Ông Ghassan Kassisieh nói "Chúng tôi đã tham khảo ý kiến rộng rãi với các tổ chức LGBTI, đặc biệt là các quốc gia đầu tiên, các tổ chức, chúng tôi đã nói chuyện với những người ủng hộ chúng tôi".

"Và điều áp đảo về những gì chúng tôi nghe được là mọi người muốn bỏ phiếu có, bởi vì họ tin vào một tiếng nói".

"Họ tin vào việc công nhận người Thổ Dân trong Hiến pháp của chúng ta và lắng nghe họ về những điều ảnh hưởng đến họ".

 

Trong cuộc khảo sát trực tuyến, có 4,3% không chắc chắn về cách họ sẽ bỏ phiếu và 6% người cho biết, họ sẽ bỏ phiếu Không.

 

Ông nói rằng, đã đến lúc đền đáp sự ủng hộ mà người Úc đã dành cho cộng đồng LGBTQI +.

"Gần sáu năm trước, người Úc đã ủng hộ chúng tôi khi quyền của chúng tôi được đưa ra tranh luận công khai. Và bây giờ là lúc để chúng ta hướng về phía trước và hỗ trợ người Thổ dân của chúng ta, có quyền có tiếng nói về những điều quan trọng đối với họ "

 

Trong khi đó Giám đốc điều hành tạm thời của tổ chức ‘Sydney Gay and Lesbian Mardi Gras’ là Gil Beckwith cho biết trong một tuyên bố là ‘The Voice to Parliament’ phù hợp với các giá trị cốt lõi của tổ chức về sự đa dạng, hòa nhập và trao quyền."

 

Bà nói thêm rằng việc ủng hộ Tiếng nói trước Quốc hội, là một phần mở rộng quan trọng và tự nhiên, của cam kết của chính họ, hầu tôn vinh tất cả các khía cạnh của cộng đồng.

 

Chiến dịch "Không" lập luận trong cuốn sách nhỏ công khai rằng, đề xuất của Tiếng nói trước Quốc hội là "rủi ro pháp lý với những hậu quả chưa hề biết".

 

Lập luận của chiến dịch "Có" là, "không có gì phải lo sợ" khi lắng nghe lời khuyên của một cơ quan tư vấn.