Những thách thức của thị trường lao động luôn thay đổi đã thúc đẩy chính phủ liên bang xem xét các biện pháp ưu đãi thuế cho người Úc chuyển đổi nghề nghiệp.

 

 

Một tài liệu sơ thảo được công bố hôm thứ Sáu đang kêu gọi đóng ý kiến của các bên liên quan về việc cho biết liệu các khoản khấu trừ thuế đối với chi phí giáo dục và đào tạo không liên quan đến công việc hiện tại của một người có thể hỗ trợ cho họ trong việc kiếm việc làm trong tương lai hay không.

 

 

Tài liệu soạn thảo bởi Bộ Ngân khố cho biết "Mọi người không còn mong đợi làm một công việc trọn cả đời mình, và có thể thay đổi nhiều nghề nghiệp trong suốt cuộc đời của họ"

 

 

"Tốc độ của sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa ngày càng nhanh, tính chất công việc đang thay đổi, và thị trường lao động là những động lực thúc đẩy nhu cầu nâng cấp các kỹ năng nghề nghiệp liên  tục trong suốt cuộc đời."

 

 

Hiện tại, người Úc chỉ có thể tiếp cận các khoản khấu trừ thuế đối với việc học và phương tiện học liên quan đến lĩnh vực công việc hiện tại của họ, kỳ vọng rằng việc đào tạo nâng cao sẽ nâng cao tay nghề trong sự nghiệp của họ và do đó, tạo thu nhập.

 

 

Ý tưởng của chính sách này nhằm mục đích tăng cường khả năng làm việc và bảo đảm thu nhập của người Úc bằng cách đa dạng hóa các kỹ năng của họ, và đã được công bố như một sáng kiến ​​sẽ được tham vấn trong ngân sách 2020-21 hồi tháng Mười.

 

 

Tài liệu sơ luận cho biết chính sách này sẽ có lợi cho những người có khả năng trả trước chi phí học nghề, và những người đã có việc làm với thu nhập có thể được khấu trừ thuế.

 

 

Tài liệu có đoạn viết "Những người có thu nhập thấp, bao gồm cả những người bên ngoài lực lượng lao động, có ít hoặc không có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập sẽ không được hưởng lợi từ việc khấu trừ thuế thu nhập mới"

 

 

Chuyên gia về hành vi nơi công sở, Ann Brewer,  nói với hãng tin AAP rằng bà lo ngại đề xuất của chính phủ sẽ làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa "có" và "không".

 

Bà nói vì kế hoạch này yêu cầu một người đã có thu nhập, nên nó không thể giúp những người thiếu việc làm hoặc người thất nghiệp.

 

 

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận chuyển đổi giáo dục của Liên minh NUW (NUW Alliance) – là liên minh hợp tác giữa các trường Đại Học Newcastle, Đại Học Wollongong, Đại Học Western Sydney, và Đại Học NSW - Giáo sư Brewer đã nghiên cứu những hình thức tái đào tạo nào thực sự mang lại hiệu quả.

 

 

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tái đào tạo kỹ năng đạt được hiệu quả tốt nhất khi nó được tài trợ bởi người sử dụng lao động, đào tạo nghề tại nơi làm việc. Bà nói: “Đào tạo do chính phủ tài trợ có tác dụng phải chăng, trong khi đào tạo liên quan đến việc làm hiện tại hoặc công việc trong tương lai có giá trị lớn hơn nhiều và có nhiều khả năng dẫn đến năng suất làm việc và kết quả làm việc tốt hơn”.

 

 

John Buchanan của Trường Đại Học Kinh Tế Sydney - University of Sydney Business School - cho biết người Úc cần phải có những kỹ năng chuyên sâu để có thể làm việc trong dài hạn.

 

Ô ng nói  các loại công việc mà người Úc làm đã thay đổi đáng kể trong ba thập kỷ qua, cho thấy nhu cầu cải thiện trong lĩnh vực này.

 

 

Vào năm 1986, khoảng hai phần ba lực lượng lao động Úc làm công việc “thường lệ”, so với khoảng một nửa lực lượng lao động như hiện nay.

 

 

Ông đề cập đến quyết định của chính phủ Morrison từ đầu năm nay trong việc tăng trợ cấp tài trợ cho các khóa học được cho là có nhu cầu cao như điều dưỡng, giảng dạy, kỹ thuật và công nghệ thông tin,  cho đến các bằng cấp nghệ thuật và nhân văn.

(Theo au.news.yahoo.com)