Hình ảnh được cung cấp của Karm Gilespie, 56 tuổi, quốc tịch Úc, người bị tuyên án tử hình tại Trung Quốc, Nguồn: SUPPLIED

 

 

Bạn bè của một người Úc bị án tử hình vì tội buôn lậu ma túy tại Trung Quốc cho biết ông này biệt vô âm tín sau khi bị bắt hồi năm 2013. Chính phủ liên bang hiện cung cấp trợ giúp lãnh sự thế nhưng cho biết trường hợp này là một cảnh cáo cho những người Úc du lịch ở ngoại quốc là họ có thể bị luật lệ khác biệt của địa phương áp dụng.

 

Gần 7 năm trước, ông Karm Gilespie tươi cười xuất hiện trước ống kính của máy quay phim để nói về các chuyên viên tài chính, vốn là một trong các buổi hội thảo về cách làm giàu của ông.

 

Karm Gilespie  “Xin chào và cám ơn quí vị đã ghé qua. Tôi tên là Karm Gilespie và tôi muốn giới thiệu một người bạn rất thân cũng là đối tác làm ăn, đó là ông Petros Castens”.

 

Diễn giả người Úc và cũng là một kịch sĩ, đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình qua phim tập ‘Blue Heelers’ của cảnh sát.

 

Ông này hiện bị án tử hình tại Trung Quốc, khi bị bắt hồi năm 2013 vì tội buôn lậu ma túy đá vào nước này.

 

Việc này diễn ra tại phi trường Bayun ở Quảng Châu, khi ông tìm cách rời Trung Quốc với hơn 7 ký rưỡi ma túy trong hành lý.

 

Bà Jill Parris là người bạn từ thuở thiếu thời với ông Gilespie, vốn thường xuyên liên lạc trước khi ông này bị bắt.

 

Thế nhưng trong một bài trên Facebook, bà Parris sau đó nói là ông này tự nhiên biến mất.

 

Jill Parris  “Đó không phải là tính tình của anh ta khi không liên lạc với tôi, hoặc tìm nhau trên internet, mà anh ta rõ ràng vắng bặt tin tức”.

 

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa cung cấp bất cứ chi tiết nào về những gì xảy ra cho ông Gilespie, trong những năm tháng ông bị bắt giữ.

 

Bản án đã được tuyên phán hồi tuần qua, thế nhưng chỉ được công bố vào thứ bảy ngày 14 tháng 6.

 

Ông này có 10 ngày để kháng cáo.

 

Tuy nhiên giáo sư về luật quốc tế tại đại học Quốc gia Úc là ông Donald Rothwell cho biết, cơ may kháng cáo của ông này rất mong manh.

 

Donald Rothwell  “Sẽ có việc kháng cáo, thế nhưng cần biết rằng, cơ may thành công trong việc kháng cáo các vấn đề hình sự trước tòa án Trung Quốc đặc biệt thấp, có thể chỉ độ 1 phần trăm mà thôi”.

 

Theo Ân Xá Quốc Tế, Trung Quốc ban hành án tử hình nhiều hơn các nước trên thế giới cộng lại, mặc dù con số chính xác là một bí mật quốc gia.

 

Nhóm này cho biết, các tin tức cho thấy hàng ngàn người đã bị hành quyết và nhiều án tử hình được tuyên phán hàng năm.

 

Giáo sư Rothwell cho biết, ông không ngạc nhiên khi Trung Quốc sử dụng án tử hình như là cách trừng phạt những kẻ buôn lậu ma túy.

 

Donald Rothwell  “Chẳng có gì đặc biệt về án tử hình đối với một tội buôn lậu ma túy và điều này luôn cho thấy Trung Quốc thi hành chuyện nầy trong những năm gần đây”.

 

Tuyên bố với đài Sky News, Tổng Trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết, mọi người cần nhận thức rằng hệ thống luật pháp khác biệt tại từng quốc gia.

 

Simon Birmingham  “Đây là một nhắc nhở cho mọi người dân Úc và thường là trường hợp chỉ có thể viếng thăm Lãnh Sự, đó là luật pháp Úc không áp dụng ở hải ngoại".

"Các quốc gia đó có những án phạt gắt gao hơn, đặc biệt liên quan đến các vấn đề như buôn lậu ma túy".

"Thế nhưng rõ ràng chuyện này gây cho ông Gilespie và những người thân yêu của ông nhiều đau khổ, trong khi chính phủ tiếp tục việc cung cấp dịch vụ Lãnh Sự cho ông mà thôi".

"Dĩ nhiên, chúng tôi tiếp tục đại diện cho ông ta như đã làm trên khắp thế giới chống lại án tử hình”.

 

Thời điểm của vụ này diễn ra khi các căng thẳng cao độ giữa Úc và Trung Quốc.

 

Việc nầy xảy ra sau khi Úc kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch coronavirus hồi tháng 5.

 

Kể từ đó, các tranh cãi thêm nữa về vụ sinh viên ngoại quốc cũng như căng thẳng về thương mại qua việc xuất cảng thịt bò và lúa mạch của Úc.

 

James Hamilton  "Tôi hoàn toàn chống lại án tử hình, khi không có việc xét xử công bằng trong đó công dân Úc không được lên tiếng, điều đó không đúng, bất công và vô nhân đạo”.

 

Giáo sư Rothwell cho rằng, bản án cần được hiểu rõ hơn.

 

Donald Rothwell  “Sự kiện là bản án mớ được công bố hồi tuần qua, vào thời điểm mà quan hệ giữa Úc và Trung Quốc căng thẳng về một số vấn đề".

"Tôi nghĩ nó thực sự không rõ ràng vào lúc này và thực sự tạo ra các vấn đề cho Úc liên quan đến nỗ lực ngoại giao, nhằm chắc chắn rằng ông Gilespie không đối diện với án tử hình”.

 

 

Tuy nhiên ông Birmingham cho rằng án tử hình không nên xem là sự trả thù của Trung Quốc, do các căng thẳng mới đây trong mối quan hệ song phương và ông hy vọng quan hệ ngoại giao có thể được tăng cường trở lại.

 

Simon Birmingham  “Chúng tôi rất vui lòng ngồi lại để thảo luận về các dị biệt trong một cách thức trưởng thành, theo đó tôn trọng mối quan hệ và sự hợp tác giữa hai quốc gia".

"Quả là điều khá thất vọng khi các nước khác không thảo luận với thái độ cởi mở trong các cuộc đàm phán”.

 

 

Giáo sư Rothwell cho biết, cần có các thông tin rõ ràng giữa các Tổng Bộ Trưởng Úc và Trung Quốc để giúp ông Gilespie tránh được án tử hình.

 

Donald Rothwell “Trong trường hợp này chúng ta sẽ tìm ra các chọn lựa về mặt luật pháp và ngoại giao nữa, thế nhưng tôi nghĩ liên quan đến chuyện dính líu tới Trung Quốc, thì đường lối ngoại giao sẽ được theo đuổi”.

 

Trong khi đó, một doanh nhân có trụ sở tại Bali là ông James Hamilton, vốn có phụ trách một khóa học cho ông Gilespie, chỉ một tháng trước khi ông này bị bắt.

 

Qua một trang mạng trên Facebook, ông này kêu gọi chính phủ Úc hãy hành động nhiều hơn nữa, để cứu mạng cho người bạn ông.

 

James Hamilton  “Tôi hoàn toàn chống đối 100 phần trăm trước ý tưởng là một người có thể mất mạng dưới bàn tay của một chính phủ ngoại quốc".

"Tôi hoàn toàn chống lại án tử hình, khi không có việc xét xử công bằng trong đó công dân Úc không được lên tiếng, điều đó không đúng, bất công và vô nhân đạo”.