Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương chụp ảnh khi bắt đầu phiên họp toàn thể tại Cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 (53rd Pacific Islands Forum Leaders Meeting) tại Nuku'alofa, Tonga, thứ Tư, ngày 28 tháng 8 năm 2024. Nguồn: AAP / LUKAS COCH/AAPIMAGE

 

 

THÁI BÌNH DƯƠNG - Thủ tướng Anthony Albanese đã tham gia cùng các nhà lãnh đạo khu vực tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương khi căng thẳng bắt đầu xuất hiện ở New Caledonia. Sự kiện này diễn ra khi Úc và Tuvalu chuẩn bị công bố hiệp ước tiên phong của họ, Liên minh Falepili, sẽ cấp 280 thị thực cho người Tuvalu mỗi năm, để xây dựng cuộc sống tại Úc và tài trợ cho các dự án phát triển và thích ứng với khí hậu.

 

Thủ Tướng Úc, ông Anthony Albanese cùng các nhà lãnh đạo khác trong khối 18 quốc gia nhóm họp tại Tonga, sau hai ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

 

Ông sẽ tham gia các nghi lễ vào sáng nay thứ tư 28 tháng Tám, cùng với Bộ trưởng đặc trách các vấn đề Thái Bình Dương là ông Pat Conroy.

 

Phần lớn, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương đã thể hiện sự đoàn kết khu vực tại Tonga mà chính quyền mong muốn, sau một vài năm đầy biến động.

 

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo lại chia rẽ về vấn đề nóng bỏng của New Caledonia.

 

Tương lai của lãnh thổ Pháp vẫn còn u ám, nhiều tháng sau các cuộc biểu tình ủng hộ độc lập hàng loạt về cải cách bầu cử, đã gây ra cái chết và thiệt hại trên diện rộng ở thủ đô Noumea.

 

Một số nhà lãnh đạo Thái Bình Dương cho biết, họ thích tiếp tục chế độ cai trị của Pháp, trong khi những người khác ủng hộ nỗ lực giành độc lập của người Kanak bản địa.

 

Trong khi đó Úc và Tuvalu dự kiến sẽ công bố vào cuối ngày hôm nay 28 tháng 8, theo đó hiệp ước Liên minh Falepili có hiệu lực bên lề Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương tại Tonga.

 

Theo thỏa thuận, Úc sẽ cấp tới 280 thị thực cho người Tuvalu mỗi năm để xây dựng cuộc sống tại Úc, tài trợ cho các dự án thích ứng với khí hậu và phát triển.

 

Thủ tướng Tuvalu là ông Feleti Teo cho biết ,đây là một "thỏa thuận mang tính đột phá".

 

Được biết Hiệp ước đã được công bố tại Cuộc họp Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương năm ngoái, vào tháng 11 năm 2023, tại Quần đảo Cook.

 

Về nguồn gốc, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương Pacific Islands Forum viết tắt là PIF là một tổ chức liên chính phủ, nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Đại Dương, bao gồm cả việc thành lập một khối thương mại và các hoạt động gìn giữ hòa bình khu vực.

 

Diễn đàn được thành lập vào năm 1971 với tên gọi Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) và đổi tên vào năm 1999 thành "Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương" để bao gồm nhiều thành viên của Diễn đàn trên khắp Châu Đại Dương, bao gồm cả các quốc đảo ở Bắc và Nam Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc, với quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

 

Sứ mệnh của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương là "làm việc để hỗ trợ các chính phủ thành viên của Diễn đàn, tăng cường phúc lợi kinh tế và xã hội của người dân Nam Thái Bình Dương, bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa các chính phủ và giữa các cơ quan quốc tế, và bằng cách đại diện cho lợi ích của các thành viên Diễn đàn theo những cách mà Diễn đàn đã thống nhất".

 

Các quyết định của diễn đàn được thực hiện bởi Ban thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, phát triển từ Cục Hợp tác Kinh tế Nam Thái Bình Dương.

 

Ngoài vai trò của mình trong việc điều hòa các lập trường khu vực về nhiều vấn đề chính trị và chính sách, Ban thư ký Diễn đàn còn có các chương trình kỹ thuật về phát triển kinh tế, vận tải và thương mại.

 

Tổng thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương là Chủ tịch thường trực của Hội đồng các Tổ chức Khu vực Thái Bình Dương.

 

Úc và New Zealand nhìn chung lớn hơn và giàu có hơn các quốc gia khác tạo nên phần còn lại của Diễn đàn, với dân số của Úc gấp khoảng hai lần dân số của các thành viên khác cộng lại và nền kinh tế của nước này lớn hơn gấp năm lần.

 

Họ là những nhà tài trợ viện trợ đáng kể và là thị trường lớn cho hàng xuất khẩu từ các quốc đảo khác. Lực lượng quân đội và cảnh sát cũng như nhân viên dân sự của các quốc gia Diễn đàn, chủ yếu là Úc và New Zealand, gần đây đã tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực ở các quốc gia khác, đáng chú ý là ở Quần đảo Solomon năm 2003 và Nauru từ năm 2004 đến 2009, dưới sự bảo trợ của Diễn đàn.

 

Phát biểu trong cuộc họp hôm nay của Diễn đàn, ông Albanese cho biết, ông mong muốn giải quyết các mối quan tâm quan trọng của khu vực.

Thủ tướng Albanese nói "Thật tuyệt khi được ở đây, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương là một cuộc họp quan trọng như vậy".

"Chúng tôi là một phần của gia đình Thái Bình Dương và trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ thảo luận về lợi ích chung của chúng tôi, cách chúng tôi có thể cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu, vì sự phát triển kinh tế và vì hòa bình và an ninh trong khu vực của chúng tôi”.

 

Được biết Cộng đồng Thái Bình Dương, chủ yếu hoạt động để thúc đẩy phát triển quốc tế, bằng cách cung cấp tư vấn khoa học và kỹ thuật và tài trợ cho các dự án phát triển và không xem xét các vấn đề an ninh, hoặc hoạt động như một khối thương mại.