Các hợp đồng thuê đất chăn thả chiếm gần một nửa diện tích tiểu bang Nam Úc. (ABC News: Lincoln Rothall)

 

 

NAM ÚC - Những thay đổi được đề xuất đối với việc quản lý vùng khô cằn hẻo lánh của Nam Úc – là khu vực có diện tích chiếm gần một nửa tiểu bang - đã bị chính phủ Lao động mới được bầu lên bãi bỏ.

 

Đảng Lao động đang chuyển Văn Phòng Mục vụ (Pastoral Unit) của chính quyền ra khỏi danh mục Ngành công nghiệp Cơ bản và đưa văn phòng này trở lại Bộ Môi sinh, hứa hẹn nhiều tiền bạc hơn để bảo đảm các nông trại chăn nuôi cừu và gia súc không gây hại cho tiểu bang.

 

Chính quyền đảng Tự do trước đây đã có những kế hoạch lớn cho những vùng đất khô cằn ở tiểu bang Nam Úc, chiếm 42% diện tích của bang, chủ yếu được cho thuê để chăn thả cừu và gia súc.

 

Đảng Tự do đã từng cố gắng thông qua Đạo luật Mục vụ (Pastoral Act) mới, cập nhật luật năm 1989, lẽ ra sẽ cấp cho những người chăn nuôi gia súc được quyền lực hơn, nhưng đã không được nghị viện thông qua trước cuộc bầu cử.

 

Bộ trưởng Môi sinh mới, Susan Close, nói với ABC rằng "Chính quyền trước đây, thuộc Đảng Tự do, muốn loại bỏ mật độ chăn thả gia súc, muốn có các hợp đồng thuê đất vô cùng lâu dài - hợp đồng thuê lên đến 100 năm - và cũng không đánh giá thực tế về chất lượng và tình trạng đất đai. Tất cả điều đó dừng lại ngay lúc này. "

 

Bà Close cho biết thêm 1 triệu đô-la sẽ được phân bổ để bảo đảm Văn Phòng Mục vụ (Pastoral Unit) có thể thực hiện đánh giá tình trạng quá thời hạn của đất chăn thả gia súc một cách "kịp thời".

 

Bà nói: “Đây là những vùng đất có giá trị,  dễ bị tác động, và có khả năng sản xuất cơ bản miễn là chúng được chăm sóc.”

 

"Chúng tôi sẽ làm việc với những người chăn nuôi để đảm bảo điều đó xảy ra."

Văn Phòng Mục vụ (Pastoral Unit) sẽ được chuyển trở lại cho Bộ Môi sinh, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Môi sinh mới, Susan Close. (ABC News: Michael Clements)

 

Chính quyền cũng sẽ xác định rằng đất chăn thả có thể được sử dụng cho mục đích bảo tồn, một điều gặp trở ngại dưới thời Đảng Tự do.

 

Bà Close nói "Chính quyền trước đây  đã đặt ra câu hỏi về điều đó. Tôi không nghĩ đó là vấn đề, nhưng tôi sẽ tìm hiểu, và nếu cần, sẽ thực hiện một số điều chỉnh để bảo đảm đúng như vậy".

 

"Nếu không, chúng tôi cần làm việc với những người chăn nuôi. Chúng tôi cần hỗ trợ vùng đất mà những người chăn nuôi phụ thuộc vào mảnh đất."

 

Theo kế hoạch của chính quyền tiểu bang trước đây, các hợp đồng thuê hiện tại sẽ được thay đổi từ 42 năm lên 100 năm và mật độ chăn thả tối đa được quy định mà mật độ này vẫn tiếp tục giữ theo hợp đồng có thể sẽ bị hủy bỏ.

 

Chính quyền trước đây cũng muốn thực hiện việc kiểm tra đất từ xa, chủ yếu bằng vệ tinh, thay vì cử người đến thực địa.

Chi đà điểu đi lang thang gần Yunta, một vùng hẻo lánh ở tiểu bang Nam Úc. (ABC News: Eric Tlozek)

 

'Một khởi đầu thực sự tốt': Hội đồng Bảo tồn

Patrick O "Connor, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Nam Úc (Nature Conservation Society of South Australia) hoan nghênh sự thay đổi trong hướng đi.

 

Ông nói: “Chính quyền mới đặt vấn đề bảo tồn lên hàng đầu và tính bền vững của vùng khô cằn hẻo lánh ở tiểu bang Nam Úc vì sự ưu tiên thực sự quan trọng.”

 

"Chỉ từ cơ sở đó, việc thiết lập quyền chăn thả, và khả năng cộng đồng sử dụng vùng đất đó, có thể phù hợp trong một thời gian dài, vì vậy đó là một kết quả thực sự tuyệt vời mà chính quyền này muốn ưu tiên cho tính bền vững đó."

 

Ông O'Connor cho biết thời gian chờ đợi cho việc kiểm tra đất là một "vấn đề thực sự" đối với những người chăn nuôi và bảo tồn.

 

Ông nói: “Việc kiểm tra đất rất quan trọng và việc tạo mối quan hệ với các chủ đất xung quanh tình trạng của những tài sản đó là thực sự quan trọng để họ duy trì công việc, để tạo cho những chủ đất đó niềm tin vào các khoản đầu tư của họ.”

Cây hoa Sturt Desert Peas mọc ở vùng khô cằn tiểu bang Nam Úc. (ABC News: Lincoln Rothall)

 

Nguồn tài trợ của đảng Lao động tương đương với mức gia tăng 25% trong ngân sách của Văn Phòng Mục Vụ.

 

Ông O'Connor cho biết: “Số tiền ban đầu được hứa hẹn là một khởi đầu thực sự tốt để trở lại đúng hướng và sau đó xem xét các công nghệ mới nổi và khả năng đầu tư vào những thứ gì.”

"Tôi nghĩ thực sự xem xét cách đầu tư vào thông tin về vùng hẻo lánh có thể thực sự mang lại hiệu quả như thế nào theo những cách khác, trong việc cải thiện du lịch, cải thiện tính bền vững và cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường mới nổi về đa dạng sinh học.”

 

Ngành chăn nuôi muốn việc chăn thả vẫn là mục đích sử dụng chính của vùng đất.

 

Joe Keynes, Chủ tịch của tổ chức ngành chăn nuôi súc, Livestock SA, nói rằng sinh hoạt chăn thả cốt yếu nhận được sự ủng hộ.

 

Ông nói: “Chúng tôi chắc chắn cảm thấy rằng sinh hoạt  chăn thả gia súc là ngành chủ chốt và thống trị ở các vùng đất này, và nó sẽ tiếp tục như vậy, mặc dù chúng tôi nhận ra rằng có những cách sử dụng thay thế khác đối với đất.”

"Đạo luật Mục vụ (Pastoral Act) cần hỗ trợ một ngành công nghiệp thăn thả có lợi nhuận và bền vững."

 

Chính quyền đã hứa sẽ xem xét những cách thức mới để giám sát tình trạng của các hợp đồng thuê đất chăn thả. (ABC News: Lincoln Rothall)

 

 

Ông Keynes cho biết việc rót vốn sẽ giúp giải quyết tình trạng tồn đọng của việc đánh giá đất đai, nhưng, kêu gọi chính quyền xem xét các cách khác để giám sát tình trạng của các hợp đồng thuê đất.

 

Ông Keynes nêu những câu hỏi, rằng "Chúng ta có thể hiện đại hóa toàn bộ hệ thống không? Chúng ta có thể thực sự sử dụng viễn thám không? Chúng ta có thể sử dụng một số công nghệ mới thậm chí còn chưa được xem xét khi Đạo luật Mục vụ được xem xét vào lần gần đây nhất không?"

 

"Chúng ta có thể làm điều đó theo cách hiệu quả và hiệu quả hơn nhiều.”

 

"Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta chi số tiều triệu đô-la đó để xem xét và điều tra một số cơ hội đó, thì ... điều đó sẽ được ngành chăn thả hoan nghênh."

 

Chính quyền đã hứa sẽ xem xét các phương pháp giám sát khác trong tương lai.